Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Ôn tập học kì II – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 117 sách Kết nối tri thức tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sau đây, Wikihoc.com sẽ giới thiệu bài Soạn văn 7: Ôn tập học kì II, thuộc sách Kết nối tri thức, tập 2.

Soạn bài Ôn tập học kì II
Soạn bài Ôn tập học kì II

Mời các bạn học sinh lớp 7 cùng tham khảo tài liệu này để có thể chuẩn bị bài học một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất.

Soạn bài Ôn tập học kì II

A. Ôn tập kiến thức

1. Em đã được học về những loại, thể loại văn bản nào trong học kì II? Hãy trả lời câu hỏi này bằng một bảng tổng hợp hay sơ đồ phù hợp.

Gợi ý:

Những loại, thể loại văn bản đã học

Truyện ngụ ngôn

Thành ngữ, tục ngữ

Truyện khoa học viễn tưởng

Văn bản nghị luận

Văn bản thông tin

2. Với Ngữ văn 7 tập hai, em đã được tìm hiểu sâu về một số thể loại văn bản mới, chưa học trước đó. Nêu tên và đặc điểm nổi bật của các thể loại này kèm danh mục văn bản cụ thể vào bảng sau:

STT

Tên văn bản

Đặc điểm nội dung

Đặc điểm hình thức

Tên văn bản hoặc nhóm văn bản đã học

1

Truyện ngụ ngôn

Khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

Tự sự cỡ nhỏ

Lối diễn đạt ám chỉ, ẩn dụ

– Đẽo cày giữa đường

– Ếch ngồi đáy giếng

2

Tục ngữ

thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ lời ăn tiếng nói hằng ngày.

những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh,

Tục ngữ về lao động sản xuất, con người…

3

Truyện khoa học viễn tưởng

Viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán.

– Thường có tính chất li kì.

– Sử dụng cách viết lô-gíc

Cuộc chạm trán trên đại dương

– Đường vào vũ trụ

Tham khảo thêm:   Giáo án chuyên đề học tập Sinh học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy chuyên đề Sinh học 10 (Chuyên đề 1, 2)

3. Trọng học kì III, những kiến thức tiếng Việt nào được ôn lại và những kiến thức tiếng Việt nào lần đầu được học? Hãy điền thông tin phù hợp vào bảng được lập theo mẫu gợi ý sau:

STT

Bài học

Kiến thức được củng cố

Kiến thức mới

1

Bài 6: Bài học cuộc sống

Biện pháp tu từ

2

Bài 7: Thế giới viễn tưởng

Mạch lạc và liên kết

3

Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành

Mạch lạc và liên kết

4

Bài 9: Hòa điệu với thiên nhiên

Cước chú

4. Nêu những kiểu bài viết mà em đã thực hành với Ngữ văn 7 tập 2. Kiểu bài nào được xem là mới và yêu cầu cụ thể của những kiểu bài đó là gì? Hãy lập một sơ đồ phù hợp để thể hiện lời giải đáp của em.

– Những kiểu bài viết mà em đã thực hành với Ngữ văn 7, tập 2:

  • Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
  • Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử
  • Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề)
  • Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong chơi hay hoạt động
  • Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc
Tham khảo thêm:   Luyện từ và câu: Luyện tập về vị ngữ - Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo tập 2 Bài 1

– Kiểu bài mới: Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong chơi hay hoạt động được xem

– Yêu cầu cụ thể: Thông tin chính xác, dẫn chứng cụ thể.

5. Lập bảng nhắc lại những đề tài viết (theo kiểu từng bài) mà em đã chọn thực hiện và nêu dự kiến về những đề tài khác có thể viết thêm.

STT

Kiểu bài viết

Đề tài đã chọn viết

Đề tài khác có thể viết

1

Văn nghị luận

Trình bày ý kiến về tác hại của việc chơi game.

Đánh về một tác phẩm văn học yêu thích.

2

Văn thuyết minh

Thuyết minh về một trò chơi dân gian.

Thuyết minh về một tác phẩm văn học.

3

Văn phân tích

Phân tích về nhân vật yêu thích trong một tác phẩm văn học.

Phân tích về một tác phẩm văn học.

6. Trong học kì II, hoạt động nói và nghe đã được thực hiện với những nội dung gì? Nội dung nào trong đó khiến em cảm thấy hứng thú nhất? Vì sao?

– Các hoạt động gồm:

  • Kể lại truyện ngụ ngôn
  • Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người
  • Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống
  • Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
  • Về đích: Ngày hội với sách

– Hoạt động hứng thú nhất: Ngày hội với sách. Vì được trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về một cuốn sách yêu thích.

B. Luyện tập tổng hợp

Phiếu học tập số 1:

1. Đọc

Chọn phương án đúng:

Câu 1. Đoạn trích lấy từ văn bản thuộc loại hay thể loại nào?

A. Văn bản nghị luận

B. Truyện khoa học viễn tưởng

C. Truyện đồng thoại

D. Văn bản thông tin

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Anh Luôn Như Vậy

Câu 2. Lời của nhà khoa học trong đoạn trích thể hiện khát vọng gì?

A. Khám phá đại dương và khai thác những nguồn lợi to lớn từ đại dương

B. Sửa chữa lại cấu trúc cơ thể của con người, giúp con người hoàn thiện hơn

C. Cải tạo thể chất con người, giúp con người chinh phục thế giới ngầm của đại dương

D. Chiến thắng nước – một lực lượng hùng mạnh của thiên nhiên

Trả lời câu hỏi:

Câu 1. Theo đoạn trích, nhận thức khoa học nào đã được dùng làm cơ sở để giáo sư Xan-va-tơ theo đuổi những dự án lớn lao của mình?

Câu 2. Tìm trong đoạn trích những dấu hiệu hoặc căn cứ cho phép ta xác định được loại hay thể loại của văn bản chứa đựng chính đoạn trích này

Câu 3. Trong đoạn trích có câu: “Là người cá đầu tiên trên Trái Đất và là người đầu tiên sống trong thế giới của cá, Ích-chi-an không thể không cảm thấy cô đơn”.

– Hãy viết lại câu văn trên theo một cấu trúc khác, không làm thay đổi nội dung thông báo chính trong câu

– Chỉ ra điểm khác biệt về nghĩa giữa câu em vừa viết với câu văn gốc

Câu 4. Nêu nhận xét về tính thuyết phục của lời giải thích được giáo sư Xan-va-tô đưa ra.

2. Viết

Từ những gợi ý của nội dung đoạn trích, hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về chủ đề: Đại dương vẫy gọi.

3. Nói và nghe

Phác thảo những ý chính cho bài nói về đề tài: Khai thác và bảo vệ tài nguyên biển.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ôn tập học kì II – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 117 sách Kết nối tri thức tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *