Soạn Tiếng Việt 3: Những bậc đá chạm mây giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc, luyện tập, góc sáng tạo của bài đọc 4 Bài 17: Trái đất của em – Chủ đề Ngôi nhà chung SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều trang 91, 92, 93.
Qua đó, còn giúp các em viết đoạn văn theo tranh. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Soạn bài phần Đọc: Những bậc đá chạm mây
Đọc hiểu
Câu 1: Người dân xóm chài gặp phải những khó khăn gì?
Trả lời:
Người dân xóm chài gặp phải một trận bão khủng khiếp cuốn đi tất cả thuyền bè. Dân xóm chài hết đường sinh sống, đành lên núi kiếm củi đem ra chợ bán. Nhưng sườn núi phía họ ở dựng đứng, bà con phải đi đường vòng rất xa.
Câu 2: Cố Đương đã làm gì để giúp bà con trong xóm?
Trả lời:
Cố Đương đã bàn với mọi người ghép đá thành bậc thang vượt dốc để có được con đường ngắn như mong muốn.
Câu 3: Những chi tiết nào nói lên quyết tâm và lòng kiên trì của cố Đương?
Trả lời:
Những chi tiết nói lên quyết tâm và lòng kiên trì của cố Đương là: Ai nấy đều lắc đầu bảo việc ấy khó lắm, không làm được. Nhưng cố Đương vẫn tìm cách làm đường. Công việc nặng nhọc không khiến ông sờn lòng.
Câu 4: Qua câu chuyện, em thấy cố Đương và người dân xóm chài đã chọn cách ứng xử như thế nào với thiên nhiên?
a) Dựa hoàn toàn vào thiên nhiên.
b) Cải tạo thiên nhiên để phục vụ mình.
c) Vừa dựa vào thiên nhiên, vừa cải tạo thiên nhiên.
Trả lời:
Qua câu chuyện, em thấy cố Đương và người dân xóm chài đã chọn cách ứng xử với thiên nhiên là:
c) Vừa dựa vào thiên nhiên, vừa cải tạo thiên nhiên.
Luyện tập
Câu 1: Sử dụng câu hỏi Vì sao?, hỏi đáp với bạn theo nội dung các câu sau:
a) Người ta gọi ông là cố Đương.
b) Dân làng tăng ông thêm một tên mới là cố Ghép.
Trả lời:
a) Vì sao người ta gọi ông là ông cố Đương?
b) Vì sao dân làng tặng thêm cho ông một cái tên mới là cố Ghép?
Câu 2: Dựa vào nội dung câu chuyện, hãy nói:
a) Một câu ca ngợi con đường lên núi của cố Đương.
b) Một câu ca ngợi ý chí của cố Đương.
Trả lời:
a) Con đường lên núi của cố Đương ghép đã trở thành huyền thoại trong lòng người dân xóm nhỏ ở núi Hồng Lĩnh.
b) Cố Đương có một ý chí mạnh mẽ khiến mọi người nể phục.
Soạn bài phần Góc sáng tạo: Trái đất thân yêu
Câu 1: Viết một đoạn văn theo đề tài được gợi ra từ một trong các bức tranh dưới đây:
Trả lời:
Mẫu 1:
Đầu xuân vừa rồi, cả xóm em ai cũng vui vẻ tham gia Tết trồng cây do Bác Hồ phát động. Mới sáng ra, ai cũng vội vàng , tất bật tìm cho dụng cụ trồng cây , tề tựu về sân nhà văn hóa. Sau khi nghe lễ phát động của thôn trưởng, mỗi người nhận lấy một cây giống cho mình đem về trồng. Nhà nhà thi đua trồng cây, chăm sóc cây tốt. Chỉ mấy tháng sau, những cây bà con trồng đã tốt tươi. Em nghĩ chỉ vài năm nữa thôi, cả quê em có một màu xanh trù phú.
Mẫu 2:
Biển có một vai trò vô cùng quan trọng. Nhưng sau mùa du lịch thì bờ biển thường trở nên ô nhiễm khi nhiều vị khách du lịch không có ý thức. Chính vì vậy, các anh chị đoàn viên của huyện đã quyết định sẽ tổ chức một buổi tổng vệ sinh bờ biển vào cuối tuần này. Điều đó được mọi người hưởng ửng rất cao. Em cũng vô cùng háo hức mong chờ đến hôm đó. Đúng bảy giờ sáng chủ nhật, mọi người đều có mặt rất đông. Các anh chị đoàn viên phân công thành các nhóm với từng công việc cụ thể. Em và một số bạn nhỏ khác được giao cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển. Một số người lớn phụ trách ra xa hơn để thu nhặt rác (đặc biệt là các đồ nhựa). Sau nhiều tiếng lao động chăm chỉ, cuối cùng bờ biển cũng trở nên sạch sẽ hơn. Em rất vui vì đã đóng góp được vào công việc bảo vệ môi trường cho quê hương mình.
Câu 2: Giới thiệu và bình chọn các đoạn văn hay.
Trả lời:
Em cùng các bạn bình chọn đoạn văn hay.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Những bậc đá chạm mây (trang 91) Bài 17: Trái đất của em – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.