Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Nhớ rừng Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 120 sách Chân trời sáng tạo tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Nhớ rừng Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho học sinh tham khảo.

Soạn bài Nhớ rừng
Soạn bài Nhớ rừng

Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây. Bạn đọc hãy cùng theo dõi để chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.

Soạn bài Nhớ rừng

Chuẩn bị đọc

Theo em, trong những trường hợp nào, con người cảm thấy nhớ nhung và thương tiếc quá khứ của mình? Hãy chia sẻ câu trả lời của em với các bạn.

Hướng dẫn giải:

Con người cảm thấy nhớ nhung và thương tiếc quá khứ của mình trong các trường hợp như trải qua trải nghiệm đáng nhớ, rời xa một nơi gắn bó,…

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Em hình dung thế nào về cuộc sống “những ngày xưa” của con hổ trong đoạn thơ này?

Hướng dẫn giải:

Hình dung: tự do, hòa mình cùng thiên nhiên

Câu 2. Cách thể hiện nỗi “nhớ rừng” của con hổ trong đoạn thơ này có gì khác so với các đoạn thơ trước?

Hướng dẫn giải:

Nỗi nhớ rừng được thể hiện trực tiếp, mãnh liệt hơn.

Câu 3. Các dòng thơ: – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?, – Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! gợi cảm xúc gì của con hổ?

Tham khảo thêm:   Thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT Ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Trung học phổ thông

Hướng dẫn giải:

Các dòng thơ đó gợi tâm trạng đau đớn, tiếc nuối khôn nguôi của hổ với một thời huy hoàng trong quá khứ.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Giải thích hoàn cảnh và lí do “nhớ rừng” của con hổ trong văn bản.

Hướng dẫn giải:

Hoàn cảnh và lí do “nhớ rừng” của con hổ: bị nhốt trong cũi sắt, giống như một món đồ chơi.

Câu 2. Phân tích tâm trạng của con hổ trong đoạn 1, 2 và trả lời các câu hỏi:

a. Cuộc sống trong “những ngày xưa” ở chốn đại ngàn và cuộc sống hiện tại trong vườn bách thú của con hổ có những điểm gì khác biệt; sự khác biệt đó được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật như thế nào?

b. Qua nỗi “nhớ rừng”, con hổ đã bày tỏ niềm yêu quý và khinh ghét những gì?

Hướng dẫn giải:

a.

– Cuộc sống trong “những ngày xưa” ở chốn đại ngàn: tự do, oai hùng

– Cuộc sống trong vườn bách thú: tù túng, giả tạo và tầm thường

=> Hình thức nghệ thuật tương phản, đối lập

b. Con hổ bày tỏ niềm yêu quý tự do, khinh ghét sự tù túng, giả dối

Câu 3. Phân tích nghệ thuật miêu tả bức tranh đại ngàn và thể hiện cảm xúc của con hổ trong đoạn 3.

Hướng dẫn giải:

* Bức tranh đại ngàn:

– Điệp từ “đâu” nhấn mạnh nỗi tiếc nuối, hoài vọng

– Bức tranh tứ bình:

  • “đêm vàng bên bờ suối”: đêm trăng đẹp, diễm lệ khi con hổ đứng uống ánh trăng thật lãng mạn.
  • “mưa chuyển bốn phương ngàn”: cảnh mưa rung chuyển đại ngàn hùng vĩ, hổ lãng mạn ngắm giang sơn đổi mới.
  • “bình minh cây xanh”, “tiếng chim ca”: cảnh chan hòa ánh sáng, rộn rã tiếng chim ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm.
  • “mặt trời gay gắt”: cảnh tượng đẹp dữ dội, cả không gian nhuộm đỏ bởi ánh tà dương.
Tham khảo thêm:   Quyết định 371/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án "Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế" giai đoạn 2011 - 2015

=> Thiên nhiên hoang vắng, đẹp rợn ngợp và con hổ với tư thế và tầm vóc uy nghi, tráng lệ

* Cảm xúc của con hổ:

– Giọng điệu và hành động: “dõng dạc”, “đường hoàng”, “lượn tấm thân”, “vờn bóng”, “mắt…quắc”… thể hiện sự uy nghi, ngang tàn, lẫm liệt của chúa sơn lâm.

– Điệp từ “ta”: cho thấy khí phách ngang tàng của vị chúa tể.

– Câu hỏi tu từ: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

=> Tâm trạng đau đớn, tiếc nuối khôn nguôi của hổ với một thời huy hoàng trong quá khứ.

Câu 4. Ẩn sau nỗi nhớ của con hổ là nỗi nhớ của ai? Theo đó, “nhớ rừng” thực chất là nhớ về những điều gì?

Hướng dẫn giải:

– Ẩn sau nỗi nhớ của con hổ là nỗi nhớ của nhà thơ hay chính là của nhân dân Việt Nam.

– Nỗi nhớ về một thời vàng son của dân tộc và khao khát cuộc sống tự do đến cháy bỏng.

Câu 5. Hình tượng con hổ “nhớ rừng” trong bài thơ được xây dựng bằng biện pháp nghệ thuật nào? Việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào?

Hướng dẫn giải:

– Biện pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ

– Tác dụng: góp phần thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ, con hổ cũng mang thân phận, cảnh ngộ như con người.

Câu 6. Nêu chủ đề, cảm hứng chủ đạo và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Ngày mai người ta lấy chồng

Hướng dẫn giải:

– Chủ đề: sự chán ghét thực tại tầm thường, niềm khao khát tự do mãnh liệt

– Cảm hứng chủ đạo: tiếng nói cảm thông sâu sắc trước cảnh ngộ tù túng của nhân dân, đất nước

– Thông điệp: hãy trân trọng tự do, bảo vệ và đấu tranh để giành lấy tự do cho bản thân, dân tộc.

Câu 7. Phát biểu cảm nhận của em về cách xưng hô và tình cảm, cảm xúc của con hổ qua âm điệu của thể thơ tám chữ trong bài thơ.

Câu 8. Kẻ bảng sau vào vở, nêu một trong những biểu hiện về sự phù hợp giữa các yếu tố hình thức (thể thơ, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ, vần, nhịp) trong việc biểu đạt nội dung của văn bản:

Yếu tố hình thức

Đặc điểm

Sự phù hợp trong việc biểu đạt nội dung

Thể thơ

Các dòng thơ tám chữ, gieo vần thành từng cặp liên tiếp

Phù hợp để biểu đạt…

Hình ảnh, từ ngữ

Biện pháp tu từ

Vần, nhịp

….

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Nhớ rừng Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 120 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *