Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Nguyệt cầm Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 60 sách Chân trời sáng tạo tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong chương trình học tập của môn Ngữ văn lớp 11, học sinh sẽ được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe.

Soạn bài Nguyệt cầm
Soạn bài Nguyệt cầm

Wikihoc.com muốn giới thiệu tài liệu Soạn văn 11: Nguyệt cầm, giúp học sinh chuẩn bị bài và ôn tập kiến thức.

Soạn bài Nguyệt cầm

Trước khi đọc

Hãy hình dung cảm giác của bạn khi lắng nghe tiếng đàn trong một đêm trăng.

Gợi ý:

Cảm giác khi lắng nghe một tiếng đàn trong đêm trăng là bâng khuâng, xao xuyến và có chút buồn.

Đọc văn bản

Câu 1. Hình ảnh “mỗi giọt rơi tàn” gợi tả điều gì?

Hình ảnh “mỗi giọt rơi tàn” gợi tả âm thanh của tiếng đàn như kết lại thành từng giọt, rơi xuống.

Câu 2. Bạn hình dung âm thanh “long lanh tiếng sỏi” như thế nào?

Từ láy “long lanh” gợi tả hình ảnh nhưng lại dùng để diễn tả âm thanh vang vọng, trầm đục của tiếng sỏi.

Câu 3. Hình ảnh “biển” và “chiếc đảo” có mối quan hệ như thế nào?

Hình ảnh “biển” rộng lớn, còn “chiếc đảo” thì chật hẹp. “Biển” bao chứa cả
chiếc đảo”.

Sau khi đọc

Câu 1. Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn ở khổ thơ đầu tiên có gì độc đáo so với hình ảnh trăng và đàn trong tác phẩm nghệ thuật (văn học hoặc hội hoạ, âm nhạc) mà bạn biết?

Tham khảo thêm:   Đề thi thử vào lớp 6 năm 2018 - 2019 trường THCS Định Tiến, Thanh Hóa Đề khảo sát chất lượng vào lớp 6 môn Toán

Trăng và đàn giao hòa vào nhau (không tồn tại độc lập), trăng nhập vào dây đàn như thể linh hồn nhập vào thể xác, trăng mang lại sự sống, linh hồn cho đàn.

Câu 2. Kẻ bảng sau vào vở và liệt kê vào cột [1], cột [2] một số chi tiết nghệ thuật đã kết hợp để tạo nên các hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan trong cột [3]:

Khổ thơ

Ánh sáng (trăng) [1]

Âm thanh (đàn – âm nhạc) [2]

Hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan [3]

1

– giọt ánh sáng (giọt nước lấp lánh)

– rơi tàn (giọt nước sáng rơi tan thành từng hạt nhỏ)

– ngân (bạc)

– giọt đàn (âm vang từng tiếng)

– rơi tàn (âm thanh vang vọng và lặng dần)

– ngân (âm vang)

… giọt rơi tàn như lệ ngân

2

bóng hình sáng mờ, chuyển động

âm thanh ngân rung

… bóng sáng bỗng rung mình

3

viên sỏi trắng sáng phản chiếu ánh trăng

âm thanh những viên sỏi va vào nhau tron vắt

Long lanh tiếng sỏi…

4

ánh nhạc: không gian tỏa sáng

biển pha lê: không gian trong trẻo, lạnh lẽo

ánh nhạc: âm thanh réo rắt

biển pha lê: âm thanh vang vọng khắp không gian

… ánh nhạc: biển pha lê…

Từ bảng trên, cho biết: bạn cảm nhận thế nào về sự kết hợp giữa các cảm giác và tác dụng nghệ thuật của sự kết hợp ấy trong bài thơ; từ đó, giải thích ý nghĩa của nhan đề Nguyệt cầm.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Hoạt động trải nghiệm 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Phân phối chương trình môn HĐTN lớp 5 năm 2024 - 2025

– Cảm nhận về sự kết hợp giữa các cảm giác và tác dụng nghệ thuật của sự kết hợp ấy trong bài thơ: không gian trong trẻo, vắng lặng; càng về cuối càng sáng, bao la và rộng lớn; âm thanh trong vắt, cảm giác lạnh lẽo, rợn người; hình ảnh nửa thực, nửa hư;…

– Nhan đề Nguyệt cầm: sự kết hợp giữa nguyệt (trăng – ấn tượng thị giác) và cầm (đàn – ấn tượng thính giác), đồng thời có sự giao thoa với ý nghĩa của từ ghép nguyệt cầm (một loại đàn dây cổ).

Câu 3. Các cảm giác “lạnh” (khổ 1), “rùng mình” (khổ 2), “ghê như nước” (khổ 3), “rợn” (khổ 4),… là cảm giác của ai và toát ra từ đâu?

– Cảm giác “lạnh” (khổ 1) và “ghê như nước” (khổ 3) có thể từ dây đàn kim loại (cảm nhận xúc giác của người chơi đàn khi chạm vào dây đàn) hoặc cũng có thể đến từ âm sắc trong vắt, cao vút của tiếng đàn (cảm nhận thính giác của chủ thể trữ tình khi lắng nghe tiếng đàn cất lên trong đêm vắng). Tiếng đàn chậm rãi, buông từng nốt ở khổ 1 (tạo cảm giác lạnh đột ngột) và nhanh, réo rắt ở khổ 3 (tạo ấn tượng như dòng nước chảy).

– Cảm giác “rùng mình” (khổ 2) đến từ sự mờ nhòe của của “bóng sáng”, đó có thể là bóng trăng mờ ảo, huyền hoặc trong không gian đêm khuya.

Tham khảo thêm:   Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa đạt điểm cao Một số bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa đạt điểm cao

– Cảm giác “rợn” (khổ 4) là cảm giác của chủ thể trữ tình khi bốn bề xung quanh là “ánh nhạc: biển pha lê” tràn ngập ánh sáng (cảm nhận thị giác) và tràn ngập một dòng âm thanh trong trẻo như pha lê với tiết tấu nhanh, hối hả (cảm nhận thính giác).

Câu 4. Chủ thể trữ tình trong bài thơ đã thể hiện cảm xúc gì khi lắng nghe tiếng đàn? Các chi tiết nào trong bài thơ cho thấy điều đó?

Câu 5. Xác định ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba và sao Khuê ở khổ thơ cuối. Chỉ ra mối liên hệ giữa những hình ảnh này, từ đó xác định cấu tứ của bài thơ.

Câu 6. Xác định cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong bài thơ. Cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu đó đã tạo nên nhạc điệu như thế nào cho bài thơ và giúp bạn hình dung như thế nào về tiếng đàn nguyệt trong đêm lạnh?

Bài tập sáng tạo: Vẽ một bức tranh thể hiện hình dung của bạn sau khi đọc bài thơ hoặc viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về bài thơ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Nguyệt cầm Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 60 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *