Soạn bài Người trí thức yêu nước giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc, viết, nói và nghe của Bài 7: Khối óc và bàn tay chủ đề Măng non – SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều trang 86, 87, 88, 89.
Đồng thời, cũng giúp các em ôn tập về câu hỏi Khi nào, mở rộng vốn từ về nghề nghiệp, chính tả bài Cái cầu. Qua đó, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em tải miễn phí:
Soạn bài phần Đọc: Người trí thức yêu nước
Đọc hiểu
Câu 1: Để về nước tham gia kháng chiến, bác sĩ Đặng Văn Ngữ phải đi đường vòng như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Để về nước tham gia kháng chiến, bác sĩ Đặng Văn Ngữ phải vòng từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, rồi từ Nghệ An lên chiến khu Việt Bắc.
Câu 2: Va li nấm pê-ni-xi-lin được ông mang về quý giá như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Va li nấm pê-ni-xi-lin được ông mang rất về quý giá. Nhờ va li nấm này, ông đã chế được “nước lọc pê-ni-xi-lin” chữa thương cho binh.
Câu 3: Chi tiết ông tự tiêm thử liều thuốc đầu tiên vào cơ thể mình nói lên điều gì?
Gợi ý trả lời:
Chi tiết ông tự tiêm thử liều thuốc đầu tiên vào cơ thể mình nói lên rằng ông rất dũng cảm, ông biết hy sinh bản thân vì người khác.
Câu 4: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có những đóng góp gì cho hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ?
Gợi ý trả lời:
Những đóng góp rất đáng quý của bác sĩ Đặng Văn Ngữ trong hai cuộc kháng chiến là:
- Gây được nấm pê-ni-xi-lin để làm ra thuốc chữa trị cho thương binh.
- Chế tạo thành công thuốc chống sốt rét đổ giúp cho đồng bào và chiến sĩ phòng bệnh và chữa bệnh.
- Ông đã hi sinh trong bom đạn của kẻ thù.
Luyện tập
Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ thời gian trong các câu sau:
a) Năm 1943, bác sĩ Đặng Văn Ngữ sang học ở Nhật Bản.
b) Năm 1967, lúc đã gần 60 tuổi, ông lại lên đường ra mặt trận.
c) Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông đã chế ra thuốc chống sốt rét.
Gợi ý trả lời:
Từ ngữ chỉ thời gian trong các câu sau là:
a) Năm 1943, bác sĩ Đặng Văn Ngữ sang học ở Nhật Bản.
b) Năm 1967, lúc đã gần 60 tuổi, ông lại lên đường ra mặt trận.
c) Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông đã chế ra thuốc chống sốt rét.
Câu 2: Tìm thêm các từ ngữ:
a) Chỉ nghề nghiệp: bác sĩ,…
b) Chỉ hoạt động của nghề nghiệp: nghiên cứu,…
Gợi ý trả lời:
a) Chỉ nghề nghiệp: bác sĩ, giáo viên, kĩ sư xây dựng, kiến trúc sư,…
b) Chỉ hoạt động của nghề nghiệp: nghiên cứu, dạy học, xây nhà, làm đường, thiết kế nhà cửa,…
Soạn bài phần Viết: Cái cầu
Câu 1
Nhớ – viết: Cái cầu (2 khổ thơ cuối)
Gợi ý trả lời:
Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê
Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ
Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió
Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.
Yêu hơn, cả cái cầy ao mẹ thường đãi đỗ
à cái cầu này ảnh chụp xa xa
Mẹ bảo: Câu Hàm Rồng sông Mã
Con cứ gọi: cái cầu của cha.
Phạm Tiến Duật
Câu 2
Chọn vần phù hợp với ô trống:
a) Vần uêu hay êu?
b) Vần uyu hay iu?
Gợi ý trả lời:
a) Vần uêu hay êu?
Tiếng kêu
Nguều ngoào
Mếu máo
Thều thào
b) Vần uyu hay iu?
Khuỷu tay
Ngượng nghịu
Ngã khuỵu
Khúc khuỷu
Câu 3
Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp:
a) Chữ r, d hay gi?
Mùa hạ đến là _ài
Tiếng ve kêu sốt _uột
Mùa đông _ồi mùa xuân
Sợi mưa phun _ăng suốt
_iêng mùa thì đẹp thế
Lại ngắn ngủi làm sao
Đến và đi đều khẽ
Như là trong chiêm bao.
NGUYỄN HOÀNG SƠN
b) Dấu hỏi hay dấu ngã?
Suốt đời tôi chi mơ
Được làm cho các em
Nhưng bài thơ nho nho
Như những hòn bi xanh, đo các em chơi
Như những quả quýt, quả cam
Các em tay bóc vo, miệng cười…
PHẠM HỔ
Gợi ý trả lời:
a) Chữ r, d hay gi?
Mùa hạ đến là dài
Tiếng ve kêu sốt ruột
Mùa đông rồi mùa xuân
Sợi mưa phun giăng suốt
Riêng mùa thì đẹp thế
Lại ngắn ngủi làm sao
Đến và đi đều khẽ
Như là trong chiêm bao.
NGUYỄN HOÀNG SƠN
b) Dấu hỏi hay dấu ngã?
Suốt đời tôi chỉ mơ
Được làm cho các em
Những bài thơ nho nhỏ
Như những hòn bi xanh, đỏ các em chơi
Như những quả quýt, quả cam
Các em tay bóc vỏ, miệng cười…
PHẠM HỔ
Soạn bài phần Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
Câu 1
EM ĐỌC SÁCH BÁO
Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về hoạt động sáng tạo mà em đọc ở nhà.
Mẫu:
Bình nước và con cá vàng
Một lần, thầy giáo nếu cho lớp của I-ren câu hỏi:
– Nếu tôi thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ như thế nào?
– Nước sẽ trào ra ạ! – Cả lớp đồng thanh đáp.
– Nếu tôi đem số nước trào ra đó đổ vào một chiếc cốc, sẽ thấy lượng nước đó nhỏ hơn thể tích con cá vàng. Vì sao lại như vậy?
“Lạ nhỉ”, “Cũng có thể là cá vàng uống mất một ít nước?”, “Hoặc nước rớt ra ngoài cốc chăng?” – Lũ trẻ bàn tán rất hăng.
I-ren im lặng suy nghĩ. Ai cũng biết một khi vật bị chìm trong nước, nước sẽ dềnh lên đúng bằng thể tích vật đó. Thế mà hôm nay thầy nói như vậy. Chẳng lẽ thầy thử chúng mình?
Về nhà, I-ren tự mình làm thí nghiệm. Cô bắt một con cá vàng thả vào cốc nước rồi quan sát. Kết quả, lượng nước trào ra ngoài hoàn toàn bằng thể tích con cá.
Ngày hôm sau, I-ren kể lại thí nghiệm của mình cho thầy nghe. Thầy giáo mỉm cười:
– Ngay cả nhà khoa học cũng có thể sai. Chỉ có sự thật mới đáng tin cậy. Ai chịu khó tìm tòi sự thật, người ấy sẽ thành công.
Nhờ chịu suy nghĩ, tìm tòi, sau này, I-ren đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
Theo VŨ BỘI TUYÊN
Gợi ý trả lời:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Câu 2
Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn).
Gợi ý:
- Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn) đã đọc? Vì sao?
- Câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó nói lên điều gì?
Gợi ý trả lời:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Người trí thức yêu nước (trang 86) Bài 7: Khối óc và bàn tay – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.