Văn bản Người ở bến sông Châu được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn 10. Hôm nay, Wikihoc.com muốn giới thiệu bài Soạn văn 10: Người ở bến sông Châu, giúp học sinh chuẩn bài khi học môn Ngữ văn.
Nội dung chi tiết của tài liệu mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 10 sẽ được đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Người ở bến sông Châu
1. Chuẩn bị
– Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?
- Nhân vật chính trong truyện: Dì Mây
- Số phận: Éo lé, trái ngang sau khi trở về từ chiến trường.
- Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống: Chú San đi lấy vợ, vợ chú San vượt cạn thiếu tháng được dì Mây đỡ đẻ.
– Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong truyện? Dựa vào đâu để biết được điều đó?
- Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm: Những hậu quả của chiến tranh đã ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.
- Thái độ của người kể: Đồng cảm, thấu hiểu.
– Hậu quả của chiến tranh: Nhiều người đã hy sinh; Nhà cửa bị phá hủy, Nhiều đứa trẻ không có nơi nương tựa…
2. Đọc hiểu
Câu 1. Tóm tắt sự việc chính của phần này.
Chú San lấy cô Thanh, giáo viên ở xóm bãi bên kia sông. Đám rước qua sông một lúc thì dì Mây – người yêu của chú San trở về từ chiến trường. Thím Ba báo tim cho chú Thanh biết. Chú sang nhà tìm gặp dì Mây. Hai người gặp lại trong tình cảnh trớ trêu.
Câu 2. Chi tiết về mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ có ý nghĩa gì?
Chi tiết về mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ đã cho thấy hiện thức nghiệt ngã của chiến tranh đã tàn phá con người.
Câu 3. Tình huống nào đã làm nhân vật bộc lộ phẩm chất và tính cách?
Vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, thai ngôi ngược lại tràng hoa quấn cổ. Thím Ba đã loay hoay đỡ mãi nhưng không được, cô Thanh cũng đuối dần, nguy cơ tử vong khá cao. Dì Mây đã giúp cô Thanh vượt cạn thành công.
Câu 4. Theo em, vì sao lúc này dì Mây lại khóc?
Dì Mây khóc cho số phận của chính mình, đáng lẽ ra giờ đây dì phải được sống hạnh phúc.
Câu 5. Đoạn này cho biết những thông tin quan trọng nào?
Những câu chuyện bàn tán về dì Mây.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?
– Sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản:
- Phần 1: Chú San đi lấy vợ, dì Mây đi bộ đội trở về. Cả hai gặp lại trong tình cảnh trớ trêu.
- Phần 2: Tâm trạng buồn bã của dì Mây qua cuộc nói chuyện với mẹ, Mai và bạn bè của Mai.
- Phần 3: Dì Mây đỡ đẻ giúp vợ của chú San.
- Phần 4: Những lời đồn về dì Mai.
– Cách xây dựng cốt truyện của tác giả: Cốt truyện đơn giản, nhưng lại giàu ý nghĩa. Những chi tiết, sự kiện đều xoay quanh nhân vật chính là dì Mây.
Câu 2. Ai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này? Hãy vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm đó với các nhân vật khác trong truyện.
Nhân vật trung tâm: Dì Mây
Sơ đồ trung tâm:
– Dì Mây:
- Người thân trong gia đình: bố dì Mây, mẹ (chị gái của dì Mây), Mai (cháu gái của dì Mây), thím Ba, thằng Cún
- Những người quen: Chú San (người yêu cũ của dì Mây), cô Thanh (vợ của chú San), chú Quang
Câu 3. Phân tích tính cách và phẩm chất của nhân vật dì Mây trong truyện qua các tình huống và sự kiện tiêu biểu. Nêu nhận xét về cuộc đời và tính cách của nhân vật dì Mây.
– Vị tha, giàu đức hy sinh: Dì Mây trở về từ chiến trường vào đúng ngày chú San, người yêu của dì đi lấy vợ. Chú San biết tin, tìm gặp dì Mây để ngỏ ý muốn quay lại, nhưng dì từ chối.
– Nhân hậu, tốt bụng: Vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, thai ngôi ngược lại tràng hoa quấn cổ, dì đã giúp đỡ đẻ; dì nhận chăm sóc con của thím Ba khi thím mất.
– Dũng cảm, gan dạ: cống hiến tuổi thanh xuân cho cách mạng…
=> Cuộc đời của dì Mây nhiều đau khổ, bất hạnh.
Câu 4. Phân tích và nhận xét về bút pháp miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật) của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu.
– Bút pháp tả cảnh chân thực: Đêm dưới tán lá bưởi thoang thoảng mùi hương thuần khiết mà là bến sống; Bến sông Châu năm ấy giữa mùa hoa gạo cháy. Từng cánh, từng cánh hoa đỏ tươi rắc đầy lỗi xuống đò….
– Diễn biến tâm lí của các nhân vật: Được khắc họa qua dòng suy nghĩ, lời nói hay hành động của nhân vật.
=> Bút pháp miêu tả đã giúp làm nổi bật lên tâm trạng, cảm xúc của các nhân vật.
Câu 5. Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.
– Không gian: nhà dì Mây, nhà chú San, bến sông Châu
– Thời gian: Ngày dì Mây trở về.
– Hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu: gắn bó với cuộc sống của con người; chứng kiến những biến cố xảy ra trong cuộc đời của nhân vật chính.
Câu 6. Nhận xét về điểm nhìn trần thuật và người kể chuyện trong văn bản.
– Điểm nhìn trần thuật: chuyển đổi từ điểm nhìn bên ngoài (tác giả) sang điểm nhìn bên trong (nhân vật Mai) và ngược lại.
– Người kể chuyện: Người kể chuyện toàn tri mượn quan điểm, thái độ, cảm giác của nhân vật Mai để kể chuyện.
Câu 7. Theo em, vấn đề đặt ra trong truyện ngắn này là gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng).
Truyện “Người ở bến sông Châu” muốn nói về hiện thức tàn khốc của cuộc chiến tranh. Con người phải chịu đựng những nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Như nhân vật dì Mây trong truyện, chiến tranh đã cướp đi tuổi thanh xuân, một thân thể lành lặn cùng mối tình đẹp đẽ dang dở của dì. Qua đó, tác giả muốn gửi gắm bài học cần phải biết trân trọng cuộc sống ngày hôm nay và biết ơn những con người đã hy sinh để giành lại độc lập cho đất nước.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Người ở bến sông Châu – Cánh diều 10 Ngữ văn lớp 10 trang 42 sách Cánh diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.