Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Người hồi sinh di tích (trang 112) Bài 18: Bạn bè bốn phương – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Người hồi sinh di tích sách Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, góc sáng tạo trang 112, 113, 114, 115 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2.

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 6: Người hồi sinh di tích – Bài 18: Bạn bè bốn phương của chủ đề Ngôi nhà chung để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:

Soạn bài phần Đọc: Người hồi sinh di tích

Đọc hiểu

Câu 1: Ông Ka-dích là người nước nào?

Trả lời:

Ông Ka-dích là người Ba Lan.

Câu 2: Ông Ka-dích tham gia trùng tu và giới thiệu những di sản nổi tiếng nào của Việt Nam?

Tham khảo thêm:   Viết 3 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối có hình ảnh nhân hóa (3 mẫu) Luyện tập về nhân hóa - Tiếng Việt 4 Cánh diều

Trả lời:

Ông Ka-dích tham gia trùng tu và giới thiệu những di sản nổi tiếng nào của Việt Nam là: đô thị cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Huế.

Câu 3: Tinh thần làm việc của ông Ka-dích khi tham gia trùng tu khu thánh địa Mỹ Sơn nói lên điều gì về ông?

Trả lời:

Tinh thần làm việc của ông Ka-dích khi tham gia trùng tu khu thánh địa Mỹ Sơn nói lên rằng ông là một người giản dị, mộc mạc, không ngại khó khăn, gian khổ, hết lòng vì công việc.

Câu 4: Câu chuyện về kiến trúc sư Ka-dích có điểm gì giống câu chuyện về bác sĩ Y-éc-xanh mà em đã học?

– Tìm đọc thêm thông tin về kiến trúc sư Ka-dích.

Trả lời:

Câu chuyện về kiến trúc sư Ka-dích có điểm giống câu chuyện về bác sĩ Y-éc-xanh mà em đã học là: cả hai người đều rời khỏi quê hương của mình để đến Việt Nam và cống hiến hết mình cho sự nghiệp, cho người dân nơi đây.

Luyện tập

Câu 1: Tìm từ ngữ thích hợp với ô trống để tạo hình ảnh so sánh:

a)

Sông Hoài duyên dáng Hội An
Đèn hoa lấp lánh _ ngàn sao sa.

Ca dao

b) Những khóm phong lan đuôi chồn lá dài móc trên cành đa _ bờm ngựa thả xuống những chùm hoa tím khiêm tốn, dịu dàng.

MA VĂN KHÁNG

Trả lời:

a)

Sông Hoài duyên dáng Hội An
Đèn hoa lấp lánh như ngàn sao sa.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn tiếng Anh trường THPT Phan Đăng Lưu, Huế - Lần 1 Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Anh năm 2018

Ca dao

b) Những khóm phong lan đuôi chồn lá dài móc trên cành đa giống như bờm ngựa thả xuống những chùm hoa tím khiêm tốn, dịu dàng.

MA VĂN KHÁNG

Câu 2: Đặt một câu có hình ảnh so sánh để tả một sự vật (đồ vật, bông hoa hoặc con vật,…) mà em yêu thích.

Mẫu: Bộ lông thỏ óng mượt như tơ.

Trả lời:

  • Mặt Trời đỏ rực như hòn lửa.
  • Trên trời mây trắng như bông.
  • Dòng sông mềm mại như dải lụa.

Soạn bài phần Góc sáng tạo: Viết về một nhân vật trong truyện

Câu 1: Chọn 1 trong 2 đề sau:

a) Một du khách hỏi vì sao nhiều đô thi Việt Nam có đường phố mang tên Y-éc-xanh. Em hãy viết đoạn văn về bác sĩ Y-éc-xanh để trả lời vị khách đó.

b) Một du khách hỏi vì sao ở Hội An có bức tượng kiến trúc sư Ka-dích. Em hãy viết một đoạn văn về kiến trúc sư Ka-dích để trở lời vị khách đó.

Trả lời:

a) Bác sĩ Y-éc-xanh là một nhà thám hiểm, một nhà nghiên cứu về canh nông và là một khoa học gia nổi tiếng trên thế giới về vi trùng học. Ông là một nhà khoa học lớn của thế giới. Ông đến Việt Nam, sống và làm việc, nghiên cứu tại Việt Nam, ông đã có nhiều đóng góp to lớn đối với Việt Nam. Những nghiên cứu của ông đã mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân Việt Nam. Để biết ơn những đóng góp của ông, nhà nước đã lấy tên ông đặt cho nhiều tuyến phố và viện khoa học trên khắp đất nước.

Tham khảo thêm:   Lịch sử 12 Bài 6: Nước Mĩ Soạn Lịch sử 12 trang 46

b) Kiến trúc sư Ka-dích là một người đã cống hiến hết mình cho quê hương Việt Nam. Ông Ka-dích tham gia trùng tu và giới thiệu những di sản nổi tiếng nào của Việt Nam đến với thế giới. Đó là đô thị cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Huế. Khi tham gia trùng tu thánh địa Mỹ Sơn, ông còn không ngại khó khăn, cùng ăn, cùng ở với người dân Việt Nam, như một người nông dân thực sự. Ông còn là người có công trong việc phát triển đô thị cổ Hội An trở thành một điểm du lịch hấp dẫn. Người dân Việt Nam biết ơn ông, nên đã dựng tượng ông ở Hội An.

Câu 2: Giới thiệu và bình chọn đoạn văn hay.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Người hồi sinh di tích (trang 112) Bài 18: Bạn bè bốn phương – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *