Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Người chạy cuối cùng (trang 104) Bài 8: Rèn luyện thân thể – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Người chạy cuối cùng sách Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, luyện tập về so sánh, góc sáng tạo Bản tin thể thao trang 104, 105, 106 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 1.

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 4: Người chạy cuối cùng – Bài 8: Rèn luyện thân thể của chủ đề Măng non để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Soạn bài phần Đọc: Người chạy cuối cùng

Đọc hiểu

Câu 1: Nhân vật “tôi” làm nhiệm vụ gì trong cuộc thi ma-ra-tông?

Gợi ý trả lời:

Nhân vật “tôi” làm nhiệm vụ ngồi trong xe cứu thương, chăm sóc y tế cho các vận động viên trong cuộc thi ma-ra-tông.

Tham khảo thêm:   Mẫu số C68a-HD Danh sách người lao động đề nghị hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau ốm đau

Câu 2: Người chạy cuối cùng có gì đặc biệt?

Gợi ý trả lời:

Người chạy cuối cùng có điểm đặc biệt là: Đôi chân của chị bị tật.

Câu 3: Tìm trong bài những chi tiết miêu tả cảm xúc của nhân vật “tôi” khi theo dõi người chạy cuối cùng.

Gợi ý trả lời:

Những chi tiết miêu tả cảm xúc của nhân vật “tôi” khi theo dõi người chạy cuối cùng là: Nhìn chị chật vật nhích từng bước một, mặt đỏ bừng như lửa mà tôi nín thở, rồi tự dưng reo hò: “Cố lên! Cố lên!”. Tôi vừa sờ sợ, vừa phấn khích, vừa ngưỡng mộ dõi theo chị.

Câu 4: Vì sao hình ảnh người chạy cuối cùng có thể tiếp thêm động lực cho nhân vật “tôi” mỗi lúc gặp khó khăn?

Gợi ý trả lời:

Hình ảnh người chạy cuối cùng có thể tiếp thêm động lực cho nhân vật “tôi” mỗi lúc gặp khó khăn vì: người chạy cuối cùng giúp nhân vật “tôi” nhận ra rằng điều quan trọng không phải là chiến thắng những người khác, mà là chiến thắng bản thân mình.

Luyện tập

Câu 1: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây. Chúng được so sánh về đặc điểm gì?

a) Mặt chị đỏ bừng như lửa.

b) Sợi ruy băng bay phấp phới như đôi cánh.

Gợi ý trả lời:

a) Mặt chị đỏ bừng như lửa: Mặt được so sánh với lửa. Được so sánh về đặc điểm: đỏ bừng.

Tham khảo thêm:   Góc giữa hai mặt phẳng: Định nghĩa, cách xác định và Bài tập (có đáp án) Ôn tập Toán 11

b) Sợi ruy băng bay phấp phới như đôi cánh: sợi ruy băng được so sánh với đôi cánh. Được so sánh về đặc điểm: bay phấp phới.

Câu 2: Xếp các bộ phận của mỗi câu trên vào ô thích hợp trong bảng sau:

Sự vật 1 Đặc điểm Từ so sánh Sự vật 2

Gợi ý trả lời:

Sự vật 1 Đặc điểm Từ so sánh Sự vật 2
Mặt chị đỏ bừng như lửa
Sợi ruy băng bay phấp phới như nôi cánh

Câu 3: Tìm các câu khiến trong bài đọc.

Gợi ý trả lời:

Các câu khiến trong bài đọc là:

  • Anh lái xe chầm chậm thôi nhé!
  • Cố lên! Cố lên!

Soạn bài phần Góc sáng tạo: Bản tin thể thao

Chọn 1 trong 2 đề sau:

1. Viết một bản tin ngắn (7 – 8 câu) về một hoạt động thể thao ở trường em.

2. Viết một bản tin ngắn (7 – 8 câu) về một buổi thi đấu mà em được xem.

Bản tin thể thao

3. Giới thiệu và bình chọn những bài làm hay.

Gợi ý trả lời:

Em đã chứng kiến một trận đá cầu tuyệt đẹp giữa hai cầu thủ của hai đội 5D và 5E vào chiều thứ bảy tuần qua. Đây là trận chung kết để xếp hạng nhất nhì sau một tháng đá vòng loại, chuẩn bị cho “Hội khỏe Phù Đổng” sắp tới. Cảnh đá cầu tay đôi diễn ra sôi nổi, đầy hấp dẫn. Từ bên phải, quả cầu được anh Trung của Đội 5D dùng chân phải tung lên một đường cầu vồng đẹp mắt. Chiếc cầu như một chiếc dù nhỏ bay lơ lửng không khác gì một chiếc lá bị gió cuốn bay vật vờ giữa không trung. Chờ cho quả cầu xuống đúng tầm, anh Phong đội 5E vội vàng đưa chân phải về sau chuẩn bị hứng cầu, phản công lại. Ai cũng dán mắt vào quả cầu. Nhìn động tác điều khiển trái cầu và tư thế đón cầu của hai cầu thủ mới thấy vẻ điệu nghệ và kĩ thuật đẹp mắt của họ. Trái cầu bay đi bay lại mấy lượt. Lúc thì nó bay bổng lên cao theo một đường cầu vồng, lúc thì xẹt ngang như một mũi tên bắn, lúc thì tà tà như một chiếc lá bay… Thế rồi, bất ngờ anh Trung nghiêng người dùng chân trái tại một đường vòng cung, quả cầu bay xẹt một đường qua vai anh Phong. Trận đấu kết thúc trong tiếng vỗ tay náo nhiệt của chúng em. Đội 5D đã chiến thắng.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài thơ Đi trong hương tràm Đi trong hương tràm của Hoài Vũ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Người chạy cuối cùng (trang 104) Bài 8: Rèn luyện thân thể – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *