Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 50 sách Cánh diều tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ Cánh diều là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích.

Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ
Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ

Bạn đọc có thể theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được Wikihoc.com giới thiệu ngay sau đây.

Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ

1. Định hướng

1.1. Yêu cầu về nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến là sau khi nghe, cần chỉ ra được sự đúng đắn, chính xác và phù hợp của các lí lẽ, bằng chứng mà người nói dùng để giải thích, phân tích, chứng minh… cho ý kiến. Nếu những lí lẽ và bằng chứng đó không đúng đắn, thiếu chính xác hoặc không phù hợp thì ý kiến nêu ra của người nói sẽ không có sức thuyết phục.

Bài học này tập trung vào kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ (có thể là ý kiến về toàn bộ bài thơ hoặc một khía cạnh hình thức nghệ thuật hay nội dung của bài thơ).

1.2. Để nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ, các em cần chú ý:

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 10 học kì 2 Tài liệu ôn tập môn Hóa học lớp 10

– Đọc kĩ bài thơ tám chữ mà người nói đề cập.

– Tập trung lắng nghe ý kiến của người nói để:

  • Xác định được ý kiến mà người nói đưa ra về bài thơ tám chữ ấy.
  • Xác định được các lí lẽ và bằng chứng mà người nói sử dụng để làm sáng tỏ ý kiến của mình về bài thơ tám chữ đã nêu.

– Dựa vào những hiểu biết về đặc điểm thơ tám chữ và bài thơ được giới thiệu để xác định tính đúng đắn, chính xác, phù hợp,… của những lí lẽ và bằng chứng mà người nói đưa ra. Có thể trao đổi, thảo luận trong nhóm để củng cố quan điểm của bản thân.

– Tôn trọng ý kiến của người nói, đồng thời bày tỏ sự đồng tình hoặc không đồng tình của bản thân một cách thích hợp.

2. Thực hành

Nghe và chỉ ra tính thuyết phục trong ý kiến phát biểu của một bạn về đề tài sau:

Trong bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Tế Hanh đã sử dụng những hình ảnh so sánh đẹp, bay bổng, đồng thời cũng sử dụng biện pháp nhân hoá một cách độc đáo để thổi linh hồn vào sự vật, khiến cho sự vật có một vẻ đẹp và ý nghĩa bất ngờ.

a. Chuẩn bị

– Sau khi nghe một thành viên trong nhóm nêu và làm sáng tỏ ý kiến của mình (Trong bài thơ “Quê hương”… ý nghĩa bất ngờ.), xác định nội dung nghe và chỉ ra tính thuyết phục của nội dung đó (ý kiến và những bằng chứng, cách thức để làm sáng tỏ ý kiến).

Tham khảo thêm:   Quyết định 54/2012/QĐ-UBND Ủy quyền và giao nhiệm vụ cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Kon Tum

– Đối tượng tham gia nghe và chuẩn bị bài nói để chỉ ra tính thuyết phục của ý kiến đã nghe.

– Chuẩn bị cho bài nói chỉ ra tính thuyết phục của ý kiến: Bài thơ Quê hương của Tế Hanh, dàn ý bài nói, các phương tiện như tranh, ảnh, video,… và máy chiếu, màn hình (nếu có).

b. Tìm ý và lập dàn ý

– Tìm ý cho bài nói chỉ ra tính thuyết phục của ý kiến bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

– Người nói đã nêu ra đặc điểm gì về nghệ thuật của bài thơ Quê hương (Tế Hanh)?

– Người nói có đưa ra được những bằng chứng cụ thể tử bài thơ để làm rõ đặc điểm nghệ thuật đó không? Những bằng chứng đó có chính xác và đầy đủ không? Nếu không, cần điều chỉnh và bổ sung những gì?

– Người nói có nêu ra những tác dụng cụ thể về đặc điểm nghệ thuật đó của bài thơ không? Những tác dụng đó có hợp lí không? Nếu không, cần sửa lại như thế nào?

– Thái độ của người nói và các phương tiện hỗ trợ được sử dụng có phù hợp không? Nếu không, cần điều chỉnh những gì?

– Lập dàn ý cho bài nói chỉ ra sự thuyết phục của một ý kiến về bài thơ Quê hương (Tế Hanh) bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần.

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất

c. Nói và nghe

– Người nói: Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở bài 6, phần Nói và nghe, mục c (trang 28) và đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

– Người nghe: Nghe theo hướng dẫn đã nêu ở ý 1.2, mục 1. Định hướng.

Gợi ý:

(1) Mở đầu

Kính chào … Tôi là… học sinh lớp… trường… Sau đây, tôi sẽ trình bày….

(2) Nội dung chính

– Nêu lại ý kiến đã nghe về bài thơ Quê hương.

– Chỉ ra tính đúng đắn, hợp lí của ý kiến và những bằng chứng, cách thức để làm sáng tỏ ý kiến đã nghe.

– Chỉ ra những điểm chưa chính xác, hợp lí, đầy đủ,… của ý kiến và những bằng chứng, cách thức để làm sáng tỏ ý kiến đã nghe (nếu có); có lí giải cụ thể.

– Khẳng định lại tính thuyết phục của ý kiến đã nghe về bài thơ Quê hương.

(3) Kết thúc

Xin cảm ơn… đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự đóng góp từ…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 50 sách Cánh diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *