Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Muối của rừng Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 106 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Muối của rừng, bao gồm những kiến thức về tác phẩm này.

Soạn bài Muối của rừng
Soạn bài Muối của rừng

Nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo để chuẩn bị bài.

Soạn bài Muối của rừng

Trước khi đọc

Câu 1. Nêu một số tác phẩm văn học hiện đại có yếu tố kì ảo mà bạn biết. Hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn về yếu tố kì ảo ở một tác phẩm trong số đó.

Hướng dẫn giải:

Một số tác phẩm văn văn học hiện đại có yếu tố kì ảo: Chúa tể của những chiếc nhẫn ( J. R. R. Tolkien), Harry Potter (J. K. Rowling),…

Câu 2. Theo bạn, con người cần phải ứng xử với thiên nhiên như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Con người cần sống chan hòa với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên để cùng tồn tại và phát triển.

Đọc văn bản

Câu 1. Chi tiết nói về sự chuyển đổi tâm trạng đột ngột của nhân vật có thể báo hiệu điều gì?

Hướng dẫn giải:

Chi tiết nói về sự chuyển đổi tâm trạng đột ngột của nhân vật có thể báo hiệu: nhận thức được sai lầm của bản thân.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 84/2014/TT-BTC Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015

Câu 2. Vì sao đối mặt với Hõm Chết, nhân vật lại nghĩ đến “ma”? Theo dõi tâm trạng của ông Diểu trước những “sự lạ” tiếp theo.

Hướng dẫn giải:

– Đối mặt với Hõm Chết, nhân vật lại nghĩ đến “ma” vì Hõm Chết là nơi hoang vu, chứa nhiều nguy hiểm.

– Tâm trạng của ông Diểu trước những “sự lạ” tiếp theo: lo lắng, hoang mang đến tò mò rồi bình tĩnh chấp nhận.

Câu 3. Điều gì khiến ông Diểu chưa chịu bỏ cuộc?

Hướng dẫn giải:

Ông Diểu muốn bắt được con khỉ.

Câu 4. Ông Diểu đã chứng kiến “sự lạ” nào? Dự đoán những hoạt động tiếp theo của nhân vật.

Hướng dẫn giải:

– Ông Diểu đã chứng kiến “sự lạ”: miệng con khỉ phát ra âm thanh lặp bắp nghe như tiếng trẻ con

– Dự đoán: ông Diểu sẽ cứu con khỉ

Câu 5. Ông Diểu đang đối diện với tình thế gì?

Hướng dẫn giải:

Trở về trong tình trạng nồng nỗng

Câu 6. Theo bạn, tình huống này có thường xảy ra không?

Hướng dẫn giải:

Ít khi xảy ra

Sau khi đọc

Câu 1. Giữa nhan đề Muối của rừng và nội dung câu chuyện có liên hệ với nhau như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Nhan đề gợi ra câu chuyện về thiên nhiên, có liên hệ chặt chẽ với nội dung câu chuyện.

Câu 2. Hành trình đi săn của ông Điểu cũng là hành trình trải nghiệm và nhận thức. Bạn hãy kể tóm tắt hành trình đó bằng sơ đồ.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 15/2006/QĐ-BTNMT Về việc ban hành Danh mục thiết bị làm lạnh sử dụng môi chất lạnh CFC cấm nhập khẩu

Hướng dẫn giải:

Ông Diểu gặp đàn khỉ (nghĩ về con người) => Ông Diểu bắn khỉ đực (sợ hãi vì làm việc ác) => Chứng kiến khỉ đực dìu khỉ cái chạy trốn (tức giận, buồn bã) => Bị khỉ con lấy súng (phá lên cười) => Chứng kiến cảnh tượng Hõm Chết (bàng hoàng, kinh sợ) => Cứu chữa khỉ đực rồi bế xuống núi (tiếc con mồi, mủi lòng thương cảm) => Khỉ cái bám theo (cảm thấy bị xúc phạm, khổ sở, giác ngộ) => Ông Diểu phóng sinh cho khỉ đực, gặp hoa huyền tử (cô đơn, hạnh phúc).

Câu 3. Ông Diểu đã có những ý nghĩ gì khi chứng kiến đời sống của đàn khỉ trong khu rừng mùa xuân? Bạn có đồng tình với những ý nghĩ đó không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

– Ông Diểu đã có những ý nghĩ khi chứng kiến đời sống của đàn khỉ trong khu rừng mùa xuân: ngỡ ngàng, thích thú trước sự tinh nghịch của đàn khỉ; xót thương, đồng cảm khi chứng kiến khỉ mẹ chăm sóc khỉ con bị thương; nhận ra tình mẫu tử thiêng liêng giữa loài khỉ; hối hận và tự trách vì bắn khỉ đực; thấu hiểu và trân trọng hơn về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

– Ý kiến: đồng tình, vì đó là những cảm nhận hết sức chân thực.

Câu 4. Từ lúc đến Hõm Chết, những sự việc kì lạ đã làm cho ông Diểu thay đổi cảm xúc và suy nghĩ như thế nào?

Hướng dẫn giải:

– Những sự việc kì lạ:

  • Cảnh tượng Hõm Chết: sương mù dâng lên cuồn cuộn, trong vừa kinh dị, vừa đầy tử khí
  • Khỉ con màu trắng: “cô hồn của những bà cô, ông mãnh thường biến hình thành khỉ trắng”
  • Chỗ con khỉ đực bị thường nằm trên “ngọn đá phẳng lì và khá chông chênh”, “cảm tưởng như lúc nào ngọn đá có thể lăn nhào”
  • Tiếng kêu của khỉ đực “tựa như Thần Chết bực mình”, “lắp bắp như của trẻ con”
  • Khỉ cái đeo bám đằng sau, lẵng nhẵng bám theo
Tham khảo thêm:   Mẫu công văn đề nghị chuyển cơ quan thuế quản lý

– Cảm xúc và suy nghĩ của ông Diểu: kinh hoàng, sợ hãi và buồn bã khi nhận thấy thiên nhiên bị hủy họai, bị thiên nhiên cảnh báo và trừng phạt, khi nhận thấy bản tính và phẩm chất của loài vật

Câu 5. Bạn nghĩ gì về chi tiết “hoa tử huyền” xuất hiện ở cuối truyện?

Câu 6. Phân tích sự tương phản về diện mạo và tình thế của ông Diểu được kể ở đầu truyện và cuối truyện, từ đó, làm rõ thông điệp của tác phẩm.

Câu 7. Những chi tiết kì ảo trong Muối của rừng có điểm gì khác với chi tiết kì ảo trong Đền thiêng cửa bể?

Kết nối đọc – viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Muối của rừng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Muối của rừng Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 106 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *