Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường – Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 107 sách Kết nối tri thức tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn bản Một đời như kẻ tìm đường sẽ được tìm hiểu trong chương trình học của môn Ngữ văn lớp 10, sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường
Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường

Chính vì vậy, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Một đời như kẻ tìm đường, mời các bạn học sinh cùng tham khảo dưới đây.

Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường

Trước khi đọc

Mỗi lựa chọn của chúng ta ngày hôm nay có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của chúng ta trong tương lai? Làm thế nào để đưa ra những lựa chọn đúng trong cuộc đời?

  • Mỗi lựa chọn của chúng ta ngày hôm nay có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của chúng ta trong tương lai.
  • Để đưa ra những lựa chọn đúng trong cuộc đời cần suy nghĩ kĩ lưỡng, tham khảo ý kiến từ người có kinh nghiệm, tránh quyết định một cách vội vàng.

Đọc văn bản

Câu 1. Dự đoán về nội dung sẽ được trình bày trong văn bản.

Dự đoán: Lựa chọn trong cuộc sống.

Câu 2. Người viết đã nêu lên những tình huống lựa chọn nào?

Chọn một trong hai ngoại ngữ và chọn giữa hai chương trình học cổ điển hay hiện đại.

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Theo bạn, mục đích của bài viết này là gì?

Tham khảo thêm:   Luyện từ và câu: Từ đa nghĩa - Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 5

Mục đích: Tự chiêm nghiệm và đúc rút những bài học cuộc đời từ trải nghiệm của mình; Chia sẻ thông điệp về cuộc sống, kêu gọi một lối sống tích cực, trên tinh thần cống hiến.

Câu 2. Xác định quan điểm chính của tác giả trong bài viết này. Quan điểm ấy đã được triển khai qua hệ thống lí lẽ và bằng chứng như thế nào?

* Quan điểm chính của tác giả trong bài viết này: Chẳng có đường để tìm. Làm gì cũng được, đi đâu cũng đặng nếu mỗi chúng ta không quên mình là một thành phần của xã hội, đóng góp nhiều thì xã hội sẽ cho lại chúng ta nhiều.

* Hệ thống lí lẽ, dẫn chứng:

– Lí lẽ:

  • Cuộc đời của chúng ta như một con đường với hàng ngàn khúc quanh… tương lai của chúng ta.
  • Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào cũng có khả năng hạnh phúc… những nẻo đường đã đi qua.

– Bằng chứng:

  • Tốt nghiệp kĩ sư nhưng chưa bao giờ mơ làm kĩ sư.
  • Chưa bao giờ mơ đến quyền lực, nhưng cuộc đời nghề nghiệp đưa vào những vị trí quyền lực trên cả năm châu.
  • Tốt nghiệp kĩ sư cầu đường nhưng chưa từng làm một cây cầu, một con đường.
  • Tư vấn về kinh tế và dạy kinh tế trong trường đại học, nhưng chưa bao giờ học kinh tế.
  • Làm chuyên gia quy hoạch vùng và chỉnh trang lãnh thổ, một môn hoàn toàn xa lạ.
  • Làm nghề buôn bán những nhà máy điện khổng lồ tuy chưa bao giờ học về điện lực.
  • Đã lãnh đạo doanh nghiệp đường sắt, mê-trô và cao tốc trong khi trước đó chưa có chút ý niệm gì về kĩ nghệ giao thông.
  • Chủ trì một tập đoàn làm nghề lọc nước và phân phối nước lọc cho các đô thị từ nước sống, trong khi chưa bao giờ bước chân vào môn hóa.
  • Sinh ra làm người Vệt nhưng suốt cuộc đời nghề nghiệp lại tại vị ở nước ngoài.
  • Nắm vững tiếng Pháp thì cuộc đời lại đưa đẩy sang làm việc ở xứ nói tiếng Anh, thậm chí tiếng Bồ Đào Nha.
Tham khảo thêm:   Toán lớp 5 Bài 26: Hình thang. Diện tích hình thang Giải Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 trang 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104

Câu 3. Chỉ ra các yếu tố tự sự, biểu cảm và phân tích tác dụng của chúng trong văn bản.

– Các yếu tố tự sự được thể hiện qua việc kể lại những sự việc đã xảy ra trong cuộc đời của tác giả: “năm mười bốn tuổi”, “tôi sang Pháp năm mười bảy tuổi”, “suốt cuộc đời tìm đường”…

– Các yếu tố biểu cảm được thể hiện trong đoạn phân tích, ngẫm nghĩ của tác giả, ví dụ “tôi đã tìm thấy tình yêu khi trao trọn trái tim”, “tôi đã tìm được quyền thế bằng cách”…

=> Tác dụng: Tạo ra một câu chuyện sống động, giúp tô đậm những trải nghiệm phong phú mà tác giả từng trải qua, gia tăng sức thuyết phục luận điểm. Khơi gợi được sự đồng cảm của người đọc, truyền tới người đọc cảm hứng sống mạnh mẽ, niềm tin vào bản thân, vào những giá trị tốt đẹp…

Câu 4. Nhan đề của bài viết là Một đời như kẻ tìm đường. Nhưng trong bài viết, tác giả lại nói: “Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm”. Liệu tác giả có tự mâu thuẫn với chính mình hay không? Phải chăng việc tìm đường là một việc không có nhiều ý nghĩa?

– Nhan đề của bài viết là “Một đời như kẻ tìm đường”. Nhưng trong bài viết, tác giả lại nói: “Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm”. Điều này không mâu thuẫn với nhau.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 07/2009/QĐ-TTG Ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường Đại học

– Tìm đường là một việc làm có ý nghĩa, ý nghĩa ở quá trình tìm kiếm hay chính là tìm định hướng cho cuộc sống.

Câu 5. Hãy nêu một luận điểm trong bài viết trên mà bạn thấy tâm đắc hoặc còn băn khoăn. Lí do nào khiến bạn thấy luận điểm ấy thuyết phục mình hay làm bạn muốn đối thoại với tác giả?

– Gợi ý: Cuộc đời của chúng ta như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn dù những lựa chọn đó chưa chắc đã là cuộc đời tương lai của chúng ta.

– Nguyên nhân: Luận điểm đúng đắn, thuyết phục, được chứng minh trong thực tế cuộc sống và bản thân đã trải qua.

Câu 6. Từ bài thơ Con đường không chọn và bài viết Một đời như kẻ tìm đường, bạn suy nghĩ gì về những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống?

Những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến tương lai của họ. Chúng ta cần suy nghĩ kĩ lưỡng để đưa ra những lựa chọn đúng đắn, phù hợp để không phải thấy hối hận hay tiếc nuối.

Kết nối đọc – viết

Theo bạn, thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta hay vào những may rủi ngẫu nhiên trong cuộc đời? Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) thể hiện quan điểm của bạn về vấn đề này.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường – Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 107 sách Kết nối tri thức tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *