Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Mẹ – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 105 sách Chân trời sáng tạo tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai thể hiện tình cảm mẫu tử sâu sắc. Tài liệu Soạn văn 7: Mẹ, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 2, được chúng tôi tổng hợp rất đầy đủ và ngắn gọn.

Soạn bài Mẹ
Soạn bài Mẹ

Nội dung chi tiết sẽ được Wikihoc.com đăng tải dưới đây, mời các bạn học sinh lớp 7 cùng tham khảo để có thêm những kiến thức hữu ích khi tìm hiểu về tác phẩm này.

Soạn bài Mẹ – Mẫu 1

Câu 1. So sánh vần và nhịp trong bài Mẹ với bài Đợi mẹ và Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi. Phân tích tác dụng của những cách gieo vần và ngắt nhịp khác nhau trong ba bài thơ.

– Mẹ:

  • Cách gieo vần: Vần cách (bé – mẹ, già – xa)
  • Nhịp: 2/2

– Đợi mẹ:

  • Cách gieo vần: Vần cách (nhà – xa, ao – vào)
  • Nhịp: 2/2/3, 2/2, 3/3, 2/3, 3/2…

– Một con mèo ngủ trên ngực tôi:

  • Vần: Vần cách ( mèo – veo; ủ – ngủ; chì – đi)
  • Nhịp: 2/2/3/2 hoặc 3/2/3/2
Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 25 (Nâng cao) Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt

=> Cách gieo vần và ngắt nhịp góp phần diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Câu 2. Em có nhận xét gì về cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ này? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ để làm rõ ý kiến của em.

– Bài thơ Mẹ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa, thương cảm khi mẹ ngày càng có tuổi.

– Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ:

Một số từ ngữ, hình ảnh: lưng mẹ “còng” – cau “thẳng”; cau “ngọn xanh rờn” – mẹ “đầu bạc trắng”; cau “ngày càng cao” – mẹ “ngày một thấp”; cau “gần giời” – mẹ “gần đất”; một miếng cau khô/khô gầy như mẹ…

– Biện pháp tu từ:

  • Tương phản đối lập: “Lưng mẹ còng rồi – Cau thì vẫn thẳng”, “Cau – ngọn xanh rờn, Mẹ – đầu bạc trắng”: Gợi ra sự liên tưởng về tuổi già của mẹ.
  • So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: Hình ảnh mẹ già như miếng cau khô để gợi lên sự già nua héo hắt của người mẹ.
  • Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?”: Hỏi đấy mà như muốn bộc lộ nỗi xót xa, đau lòng trước thực tại.

Câu 3. Chủ đề bài thơ là gì?

Chủ đề bài thơ: Tình cảm xót xa, thương cảm khi mẹ ngày càng có tuổi.

Tham khảo thêm:   Công văn giải trình về việc chậm đăng ký BHXH theo quy định Thủ tục hỗ trợ đăng ký BHXH

Câu 4. Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với em?

– Thông điệp: Hãy trân trọng những giây phút được ở bên cạnh người mẹ, biết yêu thương và trân trọng người mẹ của mình.

– Thông điệp ấy giúp em trân trọng và yêu mến mẹ nhiều hơn, tích cực rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội.

Soạn bài Mẹ – Mẫu 2

Tác giả

Tác giả Đỗ Trung Lai sinh năm 1950, quê ở Hà Nội.

Tác phẩm

Bài thơ được in trong Đêm sông cầu, NXB Quân đội nhân dân, 2003.

Đọc – hiểu văn bản

a. Hình ảnh người mẹ

– Hình ảnh mẹ được đối chiếu với hình ảnh cây cau – một loài cây đã quen thuộc ở làng quê Việt Nam.

– Những hình ảnh về “mẹ” và “cau”:

  • lưng mẹ “còng” – cau “thẳng”
  • cau “ngọn xanh rờn” – mẹ “đầu bạc trắng”
  • cau “ngày càng cao” – mẹ “ngày một thấp”
  • cau “gần giời” – mẹ “gần đất”

=> Người mẹ ngày một già đi theo năm tháng, thời gian.

b. Tình cảm của người con dành cho mẹ

– Hình ảnh so sánh “một miếng cau khô/khô gầy như mẹ”: Xót xa, đau đớn khi tuổi tác của mẹ ngày càng lớn, sức khỏe ngày càng yếu đi.

– “Con nâng trên tay”: Thái độ trân trọng, nâng niu của người con dành cho mẹ.

Tham khảo thêm:   Công văn 10468/2012/VPCP-KTN Thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hệ thống trợ giúp hàng hải trên tuyến luồng Hải Phòng

– “Không cầm được lệ”: Nỗi xót xa, cay đắng bị dồn nén.

– Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?”: Câu hỏi tu từ không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn, trống vắng.

– Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối.

=> Niềm thương cảm, nỗi xót xa và sự trân trọng dành cho người mẹ

Tổng kết

– Nội dung: Bài thơ bộc lộ nỗi xót xa thưởng cảm của người con trước hình ảnh già nua của mẹ theo năm tháng.

– Nghệ thuật: Thể thơ bốn chữ, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, hình ảnh giàu biểu tượng…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Mẹ – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 105 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *