Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Lũy tre (trang 34) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 22 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Lũy tre giúp các em hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính, luyện tập theo văn bản đọc, để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 34, 35, 36, 37.

Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Lũy tre – Tuần 22 của Bài 8 Chủ đề Vẻ đẹp quanh em theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Soạn bài phần Đọc – Bài 8: Lũy tre

Khởi động

Giải câu đố:

Cây gì mang dáng quê hương
Thân chia từng đốt rợp đường em đi
Mầm non dành tặng thiếu nhi
Gắn trên huy hiệu em ghi tạc lòng.

(Là cây gì?)

Gợi ý trả lời:

Là Cây tre.

Bài đọc

LŨY TRE

Mỗi sớm mai thức dậy
Luỹ tre xanh rì rào
Ngọn tre cong gọng vó
Kéo mặt trời lên cao.

Những trưa đồng đầy nắng
Trâu nằm nhai bóng râm
Tre bần thần nhớ gió
Chợt về đầy tiếng chim.

Mặt trời xuống núi ngủ
Tre nâng vầng trăng lên
Sao, sao treo đầy cành
Suốt đêm dài thắp sáng.

Bỗng gà lên tiếng gáy
Xôn xao ngoài luỹ tre
Đêm chuyển dần về sáng
Mầm măng đợi nắng về.

(Nguyễn Công Dương)

Từ ngữ:

Bần thần: chỉ tâm trạng nhớ thương, lưu luyến, nghỉ ngơi

Trả lời câu hỏi

1. Tìm những câu thơ miêu tả cây tre vào lúc mặt trời mọc.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Toán năm 2022 - 2023 6 Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 12 (Có đáp án)

2. Câu thơ nào ở khổ thơ thứ hai cho thấy tre cũng giống như người?

3. Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh luỹ tre được miêu tả vào những lúc nào?

4. Em thích hình ảnh nào nhất trong bài thơ?

Gợi ý trả lời:

1. Những câu thơ miêu tả cây tre vào lúc mặt trời mọc:

Lũy tre xanh rì rào.
Ngọn tre cong gọng vó.

2. Câu thơ ở khổ thơ thứ hai cho thấy tre cũng giống như người: Tre bần thần nhớ gió.

3. Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh luỹ tre được miêu tả vào lúc chiều hoàng hôn và đêm khuya.

4. Em thích nhất hình ảnh:

“Tre bần thần nhớ gió
Chợt về đầy tiếng chim trong bài thơ.

Luyện tập theo văn bản đọc

1. Tìm từ ngữ chỉ thời gian trong bài thơ.

2. Tìm thêm những từ ngữ chỉ thời gian mà em biết.

Gợi ý trả lời:

1. Từ ngữ chỉ thời gian trong bài thơ: sớm mai, trưa, mặt trời xuống núi, đêm khuya.

2. Tìm thêm những từ ngữ chỉ thời gian mà em biết: sáng, chiều, tối, phút, giây, giờ.

Soạn bài phần Viết – Bài 8: Lũy tre

1. Nghe – viết: Lũy tre (3 khổ thơ đầu).

2. Chọn uynh hoặc uych thay cho ô vuông:

– Các bạn chạy h⬜ h⬜ trên sân bóng.

– Nhà trường tổ chức họp phụ h⬜ vào Chủ nhật.

3. Chọn a hoặc b

a. Chọn l hoặc n thay cho ô vuông:

Những hạt mưa li ti
Dịu dàng và mềm mại
Gọi mùa xuân ở ⬜ại
Trên mắt trời xanh ⬜on

(Theo Nguyễn Lãm Thắng)

b. Chọn iêt hoặc iêc thay cho ô vuông:

Bé đi dưới hàng cây
Chỉ thấy vòm lá b⬜
Nhạc công vẫn mê say
Điệu bổng trầm tha th⬜

(Theo Nguyễn Lãm Thắng)

Gợi ý trả lời:

1. Nghe – viết:

Lũy tre

Mỗi sớm mai thức dậy
Lũy tre xanh rì rào
Ngọn tre cong gọng vó
Kéo mặt trời lên cao.

Những trưa đồng đầy nắng
Trâu nằm nhai bóng râm
Tre bần thần nhớ gió
Chợt về đầy tiếng chim.

Tham khảo thêm:   Mẫu Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam

Mặt trời xuống núi ngủ
Tre nâng vầng trăng lên
Sao, sao treo đầy cành
Suốt đêm dài thắp sáng.

Chú ý:

  • Quan sát các dấu câu trong đoạn thơ.
  • Viết hoa chữ cái đầu tên bài, viết hoa chữ đầu dòng thơ.
  • Viết nháp những tiếng khó hoặc tiếng dễ viết sai như: lũy tre, gọng vó, lên cao, nắng, bóng râm, bần thần,…

2. Chọn uynh hoặc uych thay cho ô vuông:

– Các bạn chạy huỳnh huỵch trên sân bóng.

– Nhà trường tổ chức họp phụ huynh vào Chủ nhật.

3. Chọn a

a. Chọn l hoặc n thay cho ô vuông:

Những hạt mưa li ti
Dịu dàng và mềm mại
Gọi mùa xuân ở lại
Trên mắt trời xanh non

Soạn bài phần Luyện tập – Bài 8: Lũy tre

Luyện từ và câu

1. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp

Xếp các từ ngữ vào nhóm

2. Ghép từ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm ở bài tập 1 để tạo 3 câu:

M: Bầu trời trong xanh

3. Hỏi – đáp về đặc điểm của các sự vật ngôi sao, dòng sông, nương lúa, bầu trời.

M: – Bầu trời thế nào?

– Bầu trời cao vời vợi.

Gợi ý trả lời:

1. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

  • Từ ngữ chỉ sự vật: Bầu trời, ngôi sao, nương lúa, lũy tre, cánh đồng
  • Từ ngữ chỉ đặc điểm: xanh, lấp lánh, vàng óng, trong xanh

2. Ghép từ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm ở bài tập 1 để tạo 3 câu:

  • Ngôi sao lấp lánh
  • Lũy tre xanh
  • Nương lúa vàng óng

3. Hỏi – đáp về đặc điểm của các sự vật ngôi sao, dòng sông, nương lúa, bầu trời.

– Ngôi sao thế nào?

Ngôi sao lấp lánh.

– Dòng sông thế nào?

Dòng sông quanh co uốn khúc.

– Nương lúa thế nào?

Nương lúa xanh mơn mởn.

Luyện viết đoạn

1. Nói về việc làm của từng người trong tranh:

Nói về việc làm của từng người trong tranh

Tham khảo đoạn văn sau:

Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.

Tham khảo thêm:   100 bài Toán trắc nghiệm lớp 5 Bài tập toán lớp 5

(Theo Tô Hoài)

2. Viết 3-5 câu kể về sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia ở nơi em sinh sống.

G:

Nơi em sinh sống

Gợi ý trả lời:

1. Nói về việc làm của từng người trong tranh:

  • Người đưa trâu đi cày bừa
  • Người đốt lửa
  • Người bắc bếp thổi cơm
  • Người tra ngô
  • Em bé ngủ trên lưng mẹ

2. Mẫu 1:

Nhân ngày mùng 2 tháng 9, khu phố của em tổ chức chương trình văn nghệ. Đúng tám giờ tối, mọi người đã tập trung ở nhà văn hóa. Các tiết mục văn nghệ diễn ra vô cùng sôi động. Em thích nhất là tiết mục “Việt Nam ơi” của anh chị đoàn viên.

Mẫu 2:

Ngày hôm ấy khi tan học về, trời bắt đầu chuyển giông. Em vội vã rẽ nhanh vào con ngõ nhà mình thì thấy một chị dáng vẻ mệt mỏi bế em bé i một tay kéo va li và đang rảo bước. Còn em bé mới xinh làm sao, em bé đội một cái mũ vải ren bèo màu hồng, có vẻ như đang muốn quấy khó.. Em vội thưa:

– Chị về đâu hả chị? Chị đưa em kéo va-li giúp cho!

Chị dừng lại nhìn em cười và nói:

Cảm ơn em gái ngoan.

Soạn bài phần Đọc mở rộng – Bài 8: Lũy tre

1. Tìm đọc một bài thơ về vẻ đẹp thiên nhiên. Trao đổi với các bạn suy nghĩ của em về bài thơ.

2. Viết vào nhật kí đọc sách một khổ thơ em thích.

Vẻ đẹp thiên nhiên

Gợi ý trả lời:

1. Tìm đọc một bài thơ về vẻ đẹp thiên nhiên:

Mặt trời (Nguyễn Thị Tố Quyên)

Mặt trời đỏ rực
Lên từ đằng Đông
Như quả cầu hồng
Ai treo lơ lửng

Bài thơ tả cảnh mặt trời lúc bình minh như quả cầu màu hồng khổng lồ tuyệt đẹp đang treo lơ lửng giữa bầu trời.

2. Viết vào nhật kí đọc sách một khổ thơ em thích.

Bài thơ Nắng (Lê Hồng Thiện)

Nắng vừa đậu trên lá
Gió rung nắng rơi ngay
Em chạy vội ra nhặt
Nắng không vào bàn tay

(*)

Hoa cúc vàng nắng đậu
Hoa cúc càng vàng tươi
Nắng mà có hoa cúc
Nắng cũng thơm nắng ơi!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Lũy tre (trang 34) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 22 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *