Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Lão Hạc Soạn văn 8 tập 1 bài 4 (trang 38) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Truyện ngắn Lão Hạc của ông đã khắc họa chân thực cuộc đời của người nông dân Việt Nam trước cách mạng cùng với đó là phẩm chất cao quý của họ. Tác phẩm này sẽ được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 8.

Soạn bài Lão Hạc
Soạn bài Lão Hạc

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ giới thiệu tài liệuSoạn văn 8: Lão Hạc, cung cấp những kiến thức dành cho các bạn học sinh. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.

Soạn bài Lão Hạc – Mẫu 1

Soạn văn Lão Hạc chi tiết

I. Tác giả

– Nam Cao (1917 – 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri.

– Quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam.

– Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về hai mảng đề tài chính: người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo, sống mòn mỏi bế tắc trong xã hội xưa cũ.

– Sau cách mạng, Nam Cao chân thành sáng tác phục vụ cuộc kháng chiến.

– Ông đã hy sinh trên đường công tác ở vùng sau lưng địch.

– Các tác phẩm chính:

  • Truyện ngắn: Chí Phèo (1941), Giăng sáng (1942), Đời thừa (1943), Một đám cưới (1944), Đôi mắt (1948)
  • Tiểu thuyết: Sống mòn (1944)
  • Thể loại khác: Nhật kí ở rừng (1948), kí sự Chuyện biên giới (1951)…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

  • Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nam Cao.
  • Truyện được đăng báo lần đầu năm 1943.

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Câu chuyện Lão Hạc bán chó và sự day dứt của lão.
  • Phần 2. Còn lại. Cái chết đầy bất ngờ của Lão Hạc.

3. Tóm tắt

Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ sống. Lão có một đứa con trai nhưng vì nhà nghèo, không có tiền lấy vợ nên bỏ đi đồn điền cao su. Cả gia tài của lão chỉ có mảnh vườn vốn là của hồi môn của con trai và con chó Vàng sống cùng để bầu bạn. Sau trận ốm thập tử nhất sinh, nhà lão không còn gì để ăn. Lão đành phải bán con Vàng đi. Số tiền bán chó và bán mảnh vườn, lão đem gửi ông giáo và nhờ khi nào anh con trai về sẽ trao lại cho anh. Còn bản thân thì đến xin Binh Tư một ít bả chó, nói dối là để đánh bả con chó nhưng thực ra là để tự tử.

Xem thêm tại Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Câu chuyện Lão Hạc bán chó và sự day dứt của lão

* Hoàn cảnh của lão Hạc:

– Một ông nông dân già yếu, không nơi nương tựa: sống một mình, tự kiếm ăn nuôi thân, con trai bỏ đi đồn điền cao su.

– Sau một trận ốm, trong nhà không còn gì để ăn, lão quyết định bán cậu Vàng – kỉ vật mà anh con trai để lại, không chỉ là một con vật mà còn giống như một người bạn.

=> Hoàn cảnh vô cùng khó khăn, khổ cực.

* Diễn biến tâm trạng của Lão Hạc xoay quanh việc bán cậu Vàng:

– Tình cảm đối với cậu Vàng:

  • Cho ăn bằng một cái bát lớn như của nhà giàu, có gì ăn cũng gắp cho nó cùng ăn.
  • Khi rảnh rỗi còn đem nó ra tẳm rửa, bắt giận.
  • Mỗi khi lão uống rượu có đồ nhắm ngon lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con cháu trong nhà.
  • Thường xuyên tâm sự với nó, vỗ về ôm ấp.

=> Đối xử giống như với một con người.

– Quyết định bán cậu Vàng: vô cùng khó khăn, trăn trở giống như phải quyết định một việc trọng đại trong đời.

– Diễn biến tâm trạng sau khi bán chó: Sáng hôm sau, lão Hạc sang nhà ông giáo kể lại toàn bộ sự việc.

  • Cố làm ra vẻ vui mừng: “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ”, nhưng thực ra lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước.
  • “Mặt lão đột nhiên co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra”
  • Lão hu hu khóc…
  • Tự trách bản thân mình đã già rồi còn đi lừa một con chó: “Khốn nạn… Ông giáo ơi!… như thế này à?”
  • Chua chát bảo với ông giáo: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta phải hóa kiếp cho nó…”
  • Lão cười và ho sòng sọc, Lão nói xong lại cười đưa đà… Nụ cười dường như để nén đi nỗi đau đơn khi mất đi “người bạn” duy nhất.

=> Nam Cao đã khắc họa chân thực nỗi đau khổ, day dứt của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.

2. Cái chết đầy bất ngờ của Lão Hạc

– Hoàn cảnh: Lão nhờ cậy ông giáo hai việc.

  • Trong nom hộ mảnh vườn, khi thằng con trai về sẽ giao lại cho nó.
  • Mang hết tiền dành dụm được nhờ ông giáo giữ hộ để khi mình chết thì nhờ ông giáo và bà con lo liệu ma chay cho mình.

=> Chuẩn bị trước cho cái chết của bản thân.

– Diễn biến:

  • Lão đến xin Binh Tư một ý bả chó và nói dối rằng dạo này có con chó hay đến vườn nhà lão nên muốn đánh bả nó. Nếu được lão sẽ mời hắn uống rượu.
  • Nhưng thực ra lão Hạc dùng số bả chó ấy để tự tử.
Tham khảo thêm:   Giấy giới thiệu chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng Ban hành theo Thông tư 31/2017/TT-BCA

– Hình ảnh lão Hạc khi chết đầy ám ảnh: “Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người lão chốc chốc lại bị giật mạnh một cái. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết.”

=> Cái chết dữ dội, đau đớn và thê thảm của một con người lương thiện.

Tổng kết: 

– Nội dung: Truyện ngắn Lão Hạc đã khắc họa chân thực cuộc đời của người nông dân Việt Nam trước cách mạng cùng với đó là phẩm chất cao quý của họ.

– Nghệ thuật: miêu tả tâm lí nhân vật, khắc họa nội tâm nhân vật…

Soạn văn Lão Hạc ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi:

Câu 1. Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đấy, em thấy lão Hạc là người như thế nào?

– Tình cảm đối với cậu Vàng:

  • Cho ăn bằng một cái bát lớn như của nhà giàu, có gì ăn cũng gắp cho nó cùng ăn.
  • Khi rảnh rỗi còn đem nó ra tẳm rửa, bắt giận.
  • Mỗi khi lão uống rượu có đồ nhắm ngon lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con cháu trong nhà.
  • Thường xuyên tâm sự với nó, vỗ về ôm ấp.

– Quyết định bán cậu Vàng: vô cùng khó khăn, trăn trở giống như phải quyết định một việc trọng đại trong đời.

– Diễn biến tâm trạng:

  • Cố làm ra vẻ vui mừng: “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ”, nhưng thực ra lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước.
  • “Mặt lão đột nhiên co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra”
  • Lão hu hu khóc…
  • Tự trách bản thân mình đã già rồi còn đi lừa một con chó: “Khốn nạn… Ông giáo ơi!… như thế này à?”
  • Chua chát bảo với ông giáo: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta phải hóa kiếp cho nó…”
  • Lão cười và ho sòng sọc, Lão nói xong lại cười đưa đà… Nụ cười dường như để nén đi nỗi đau đơn khi mất đi “người bạn” duy nhất.

– Lão Hạc là một người hiền lành, tuy nghèo khổ nhưng sống đầy tình cảm.

Câu 2. Em hiểu thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão?

– Nguyên nhân cái chết của lão Hạc: Hoàn cảnh nghèo khổ cộng thêm lão đã già yếu lại hay ốm đau bệnh tật không thể tiếp tục làm thuê kiếm ăn được nữa. Cuộc sống tạm bợ qua ngày vẫn không đủ ăn. Lão phải bán đi con chó Vàng – người bạn duy nhất của Lão nhưng cũng không muốn động đến mảnh vườn của đứa con trai. Hoàn cảnh khốn cùng ấy đã khiến lão phải tìm đến cái chết.

– Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo, ta có thể thấy được lão Hạc là một con người có lòng tự trọng. Tuy nghèo khó nhưng lão vẫn không muốn làm phiền đến hàng xóm vì lão hiểu ai cũng nghèo khổ như mình cả. Lão cùng là một người cha hết mực yêu thương con, thà chết đi cũng không muốn đụng đến của hồi môn của con.

Câu 3. Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào?

– Khi nghe lão Hạc muốn bán con chó thì dửng dưng, thờ ơ.

– Khi nghe lão Hạc đau khổ kể lại việc bán chó thì đầy cảm thông, chia sẻ và thương cảm.

– Khi nghe lời Binh Tư kể về việc lão Hạc xin bả chó: nghi ngờ và thoáng buồn bã, thất vọng.

– Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc: xót xa, ân hận vì đã nghi ngờ, thêm trân trọng nhân cách của lão.

Câu 4. Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó để định bắt một con chó hàng xóm thì “ông giáo” cảm thấy “cuộc đời quá thật đáng buồn”. Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc ‘‘ông giáo” đã nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Em hiểu ý nghĩ đó của nhân vật tôi như thế nào?

– Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó để định bắt một con chó hàng xóm thì “ông giáo” cảm thấy “cuộc đời quá thật đáng buồn”: Buồn vì cái nghèo đói đã làm tha hóa nhân cách con người, một lão Hạc hôm trước còn đau đớn kể chuyện con chó Vàng bị mình lừa bán, hôm nay lại có thể đánh bả để giết chết một con chó khác chỉ vì cái đói.

=> Sự nghi ngờ, chán nản khi một người trung thực, tình nghĩa như lão Hạc lại nói gót Binh Tư.

– Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc ‘‘ông giáo” đã nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”: Nỗi buồn vì một con người lương thiện như lão Hạc lại phải chết đi trong đau đớn, cô độc.

Câu 5. Theo em cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm nào? Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng như thế nào? Cách xây dựng nhân vật có gì đặc sắc? Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi” (ngôi thứ nhất) có hiệu quả nghệ thuật gì?

– Cái hay của truyện ở miêu tả thành công diễn biến tâm lí nhân vật:

  • Diễn biến tâm lí của lão Hạc xoay quanh việc bán chó.
  • Sự thay đổi trong thái độ của ông giáo.

– Tác dụng của tình huống truyện bất ngờ: làm cho câu chuyện trở nên đặc sắc và hấp dẫn hơn.

Tham khảo thêm:   Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống Tác giả Hồ Xuân Hương

– Điểm đặc sắc trong xây dựng nhân vật: khắc họa chân thực từ ngoại hình, hành động đến diễn biến nội tâm, đặc biệt là khả năng miêu tả nội tâm nhân vật.

– Việc kể chuyện bằng lời của nhân vật “tôi” sẽ khiến cho câu chuyện trở nên chân thực hơn.

Câu 6. Em hiểu như thế nào về ý nghĩ của nhân vật tôi qua đoạn sau:

“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương… Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất.”

Lời nhận xét mang tính triết lý sâu sắc về cách nhìn nhận con người:

– Con người luôn có những bản tính tốt đẹp mà chình những nỗi đau khổ đã làm che lấp đi điều ấy.

– Cần đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để cảm thông và thấu hiểu cho họ.

Câu 7. Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, em hiểu gì về phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ?

– Cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ:

  • Nghèo khổ, cơ cực
  • Bị áp bức bóc lột đủ điều

– Phẩm chất đáng quý của người nông dân:

  • Giàu lòng tự trọng.
  • Trong sạch, lương thiện và đầy tình yêu thương.
  • Họ luôn sẵn sàng phản kháng lại những áp bức bất công.

Soạn bài Lão Hạc – Mẫu 2

Câu 1. Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đấy, em thấy lão Hạc là người như thế nào?

– Diễn biến tâm trạng xung quanh việc bán chó:

  • Cố làm ra vẻ vui mừng: “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ”, nhưng thực ra lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước.
  • “Mặt lão đột nhiên co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra”
  • Lão hu hu khóc…
  • Tự trách bản thân mình đã già rồi còn đi lừa một con chó: “Khốn nạn… Ông giáo ơi!… như thế này à?”
  • Chua chát bảo với ông giáo: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta phải hóa kiếp cho nó…”
  • Lão cười và ho sòng sọc, Lão nói xong lại cười đưa đà… Nụ cười dường như để nén đi nỗi đau đơn khi mất đi “người bạn” duy nhất.

– Nhân vật Lão Hạc: một ông lão hiền lành, giàu tình yêu thương và lòng nhân hậu.

Câu 2. Em hiểu thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão?

– Nguyên nhân cái chết của lão Hạc: Hoàn cảnh nghèo khổ, lão đã già yếu lại hay ốm đau bệnh tật không thể tiếp tục làm thuê kiếm ăn được nữa. Tuy có số tiền từ bán mảnh vườn nhưng đó là của cải để lại cho đứa con trai nên lão chỉ ăn củ khoai, chuối… sống qua ngày.

– Lão Hạc là một người nông dân có lòng tự trọng. Lão cùng là một người cha hết mực yêu thương con, thà chết đi cũng không muốn đụng đến của hồi môn của con.

Câu 3. Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào?

– Khi nghe lão Hạc muốn bán con chó thì dửng dưng, thờ ơ.

– Khi nghe lão Hạc đau khổ kể lại việc bán chó thì đầy cảm thông, chia sẻ và thương cảm.

– Khi nghe lời Binh Tư kể về việc lão Hạc xin bả chó: nghi ngờ và thoáng buồn bã, thất vọng.

– Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc: xót xa, ân hận vì đã nghi ngờ, thêm trân trọng nhân cách của lão.

Câu 4. Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó để định bắt một con chó hàng xóm thì “ông giáo” cảm thấy “cuộc đời quá thật đáng buồn”. Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, “ông giáo” đã nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Em hiểu ý nghĩ đó của nhân vật tôi như thế nào?

– Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó để định bắt một con chó hàng xóm thì “ông giáo” cảm thấy “cuộc đời quá thật đáng buồn”: Buồn vì cái nghèo đói đã làm tha hóa nhân cách con người, một lão Hạc hôm trước còn đau đớn kể chuyện con chó Vàng bị mình lừa bán, hôm nay lại có thể đánh bả để giết chết một con chó khác chỉ vì cái đói.

=> Sự nghi ngờ, chán nản khi một người trung thực, tình nghĩa như lão Hạc lại nói gót Binh Tư.

– Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc “ông giáo” đã nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”: Nỗi buồn vì một con người lương thiện như lão Hạc lại phải chết đi trong đau đớn, cô độc.

Câu 5. Theo em cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm nào? Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng như thế nào? Cách xây dựng nhân vật có gì đặc sắc? Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi” (ngôi thứ nhất) có hiệu quả nghệ thuật gì?

– Cái hay của truyện ở miêu tả thành công diễn biến tâm lí nhân vật:

  • Diễn biến tâm lí của lão Hạc xoay quanh việc bán chó.
  • Sự thay đổi trong thái độ của ông giáo.

– Tác dụng của tình huống truyện bất ngờ: làm cho câu chuyện trở nên đặc sắc và hấp dẫn hơn.

Tham khảo thêm:   Thủ tục khai thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo quý

– Điểm đặc sắc trong xây dựng nhân vật: khắc họa chân thực từ ngoại hình, hành động đến diễn biến nội tâm, đặc biệt là khả năng miêu tả nội tâm nhân vật.

– Việc kể chuyện bằng lời của nhân vật “tôi” sẽ khiến cho câu chuyện trở nên chân thực hơn.

Câu 6. Em hiểu như thế nào về ý nghĩ của nhân vật tôi qua đoạn sau:

“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương… Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất.”

Lời nhận xét mang tính triết lý sâu sắc về cách nhìn nhận con người:

– Con người luôn có những bản tính tốt đẹp mà chình những nỗi đau khổ đã làm che lấp đi điều ấy.

– Cần đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để cảm thông và thấu hiểu cho họ.

Câu 7. Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, em hiểu gì về phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ?

– Cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ:

  • Nghèo khổ, cơ cực
  • Bị áp bức bóc lột đủ điều

– Phẩm chất đáng quý của người nông dân:

  • Giàu lòng tự trọng.
  • Trong sạch, lương thiện và đầy tình yêu thương.
  • Họ luôn sẵn sàng phản kháng lại những áp bức bất công.

Soạn bài Lão Hạc – Mẫu 3

Câu 1. Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đấy, em thấy lão Hạc là người như thế nào?

– Diễn biến tâm trạng xung quanh việc bán chó: Có tỏ vẻ vui mừng nhưng vô cùng đau đớn, tự trách bản thân đã nhẫn tâm lừa một con chó.

– Nhân vật Lão Hạc: Nhân hậu, tốt bụng và giàu tình yêu thương.

Câu 2. Em hiểu thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão?

– Nguyên nhân cái chết của lão Hạc:

  • Cuộc sống nghèo khổ, túng quẫn
  • Lựa chọn cái chết như một sự giải thoát
  • Bảo toàn số tiền để lại cho con

– Lão Hạc là một người nông dân có lòng tự trọng, biết lo xa; coi trọng danh dự.

Câu 3. Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào?

  • Khi nghe lão Hạc muốn bán con chó: dửng dưng, thờ ơ.
  • Khi nghe lão Hạc kể lại việc bán chó: cảm thông, thấu hiểu.
  • Khi nghe lời Binh Tư kể về việc lão Hạc xin bả chó: nghi ngờ, thất vọng
  • Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc: xót xa, ân hận.

Câu 4. Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó để định bắt một con chó hàng xóm thì “ông giáo” cảm thấy “cuộc đời quá thật đáng buồn”. Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, “ông giáo” đã nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Em hiểu ý nghĩ đó của nhân vật tôi như thế nào?

– Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó để định bắt một con chó hàng xóm: Nghi ngờ, chán nản khi một người trung thực, tình nghĩa như lão Hạc lại nói gót Binh Tư.

– Khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc: Hóa giải nghi ngờ nhưng lòng lại thấy buồn trước cái chết của lão Hạc.

Câu 5. Theo em cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm nào? Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng như thế nào? Cách xây dựng nhân vật có gì đặc sắc? Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi” (ngôi thứ nhất) có hiệu quả nghệ thuật gì?

– Cái hay của truyện: Xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật và ngôi kể.

– Tác dụng của tình huống truyện bất ngờ: Câu chuyện hấp dẫn, đặc sắc hơn.

– Điểm đặc sắc trong xây dựng nhân vật: khắc họa chân thực từ ngoại hình, hành động đến diễn biến nội tâm, đặc biệt là khả năng miêu tả nội tâm nhân vật.

– Việc kể chuyện bằng lời của nhân vật “tôi” sẽ khiến cho câu chuyện trở nên chân thực hơn.

Câu 6. Em hiểu như thế nào về ý nghĩ của nhân vật tôi qua đoạn sau:

“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương… Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất.”

Ý nghĩa của nhân vật tôi thể hiện một cách nhìn người, nhìn đời và ứng xử trong cuộc sống:

– Con người luôn có những bản tính tốt đẹp mà chình những nỗi đau khổ đã làm che lấp đi điều ấy.

– Cần đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để cảm thông và thấu hiểu cho họ.

Câu 7. Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, em hiểu gì về phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ?

– Cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ vô cùng nghèo khổ, thiếu thốn; bị áp bức, bóc lột.

– Phẩm chất: Nhân hậu, lương thiện; sẵn sàng đấu tranh chống lại số phận…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Lão Hạc Soạn văn 8 tập 1 bài 4 (trang 38) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *