Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Làng em (trang 24) Bài 12: Đồng quê yêu dấu – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Làng em sách Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, luyện tập về từ có nghĩa trái ngược nhau, nhớ viết Sông quê, phân biệt s/x, n/ng, nghe kể Kho báu trang 24, 25, 26 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2.

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 3: Làng em – Bài 12: Đồng quê yêu dấu của chủ đề Đất nước để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Soạn bài phần Đọc: Làng em

Đọc hiểu

Câu 1: Làng quê của bạn nhỏ ở đâu? Hình dáng ngôi làng có gì đặc biệt?

Trả lời:

Câu 2: Làng quê của bạn nhỏ đã đổi thay như thế nào so với trước kia?

Trả lời:

Những con đường lầy lội giờ đã rộng thênh thang, còn có thêm các thiết bị điện tử để bắt sóng.

Câu 3: Ngôi trường mới được bạn nhỏ miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Ngôi trường mới của bạn nhỏ khang trang, có bóng cây rợp mát.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Thực hành Cao Nguyên, Đăk Lăk - Lần 3 (Có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Văn

Câu 4: Hai dòng thơ cuối thể hiện điều gì?

Trả lời:

Thể hiện tình yêu với làng của bạn nhỏ.

Luyện tập

Câu 1: Tìm từ có nghĩa trái ngược với từ in đậm trong câu thơ sau:

Những con đường lầy lội
Giờ đã rộng thênh thang.

Qua đó, em hiểu con đường trước đây như thế nào?

Trả lời:

Trái nghĩa với rộng là hẹp.

Con đường ngày xưa là con đường đất nhỏ, hẹp, lầy lội.

Câu 2: Ghép đúng để được các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau:

Ghép đúng

Trả lời:

a – 3, b – 1, c – 2.

Câu 3: Đặt câu phân biệt hai từ có nghĩa trái ngược nhau.

Mẫu:

  • Ban đêm, khu vườn rất lặng lẽ.
  • Vừa sáng sớm, tiếng cười nói đã ồn ào.

Trả lời:

  • Mặt trời mọc trên biển làm bừng sáng cả một vùng trời.
  • Mặt trời lặn trên biển dần kéo màn đêm xuống cho thành phố nghỉ ngơi.

Soạn bài phần Viết: Nhớ – viết Sông quê

Câu 1: Nhớ – viết: Sông quê (3 khổ thơ đầu)

Câu 2: Tìm chữ phù hợp với ô trống:

a) Chữ s hay x?

Mùa xuân, khi mưa phùn và _ương _ớm lẫn vào nhau, cây gạo ngoài cổng chùa bật ra những đóa hoa làm _áng bừng một góc trời. Tiếng chim _áo về ríu rít. Nghe mà _ốn _ang mãi.

Theo BĂNG SƠN

b) Chữ n hay ng?

Bà_ xòe những lá non
Xoa_ rắc hoa tím ngát
Đậu nảy mầm ngơ ngác
Nhì_ hoa gạo đỏ cành
Lúa chiêm bát ngát xanh
Chờ ngày mai sấm gọi
Đom đóm quê_ sớm tối
Đêm thắp đè_ chơi xuâ_

LÊ QUANG TRANG

Trả lời:

a) Mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau, cây gạo ngoài cổng chùa bật ra những đóa hoa làm sáng bừng một góc trời. Tiếng chim sáo về ríu rít. Nghe mà xốn xang mãi.

Tham khảo thêm:   Mẫu văn bản đề nghị giảm thuế thu nhập cá nhân

Theo BĂNG SƠN

b)

ng xòe những lá non
Xoan rắc hoa tím ngát
Đậu nảy mầm ngơ ngác
Nhìn hoa gạo đỏ cành
Lúa chiêm bát ngát xanh
Chờ ngày mai sấm gọi
Đom đóm quên sớm tối
Đêm thắp đèn chơi xuân

LÊ QUANG TRANG

Câu 3: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống:

a) (sẻ, xẻ): chia _, cưa _, suôn _, san _

b) (bản, bảng): _ lớp, _ làng, _ kế hoạch, _ vàng thi đua.

Trả lời:

a) (sẻ, xẻ): chia sẻ, cưa xẻ, suôn sẻ, san sẻ

b) (bản, bảng): bảng lớp, bản làng, bản kế hoạch, bảng vàng thi đua.

Soạn bài phần Nói và nghe: Nghe – kể Kho báu

Câu 1: 

KHO BÁU

Ngụ ngôn Ê-dốp

Nghe và kể lại câu chuyện:

Kho báu

Gợi ý:

a) Hai vợ chồng người nông dân chịu khó như thế nào?

b) Tính tình hai người con của họ ra sao?

c) Trước khi mất, người cha dặn dò các con điều gì?

d) Hai người con đã làm gì? Không tìm thấy thứ cha nói, họ làm gì?

e) Cuối cùng, hai người con đã thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Kho báu

1. Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Đến vụ lúa, họ cấy lúa, gặt hái xong, lại trồng khoai, trồng cà. Họ không để cho đất nghỉ, mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay. Nhờ làm lụng chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi Văn hóa lớp 7 tỉnh Bắc Giang năm học 2012 - 2013 môn Toán - Có đáp án Sở GD&ĐT Bắc Giang

2. Nhưng rồi, hai ông bà mỗi ngày một già yếu. Hai con trai của họ đều ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền. Ít lâu sau, bà lão qua đời. Rồi ông lão cũng lâm bệnh nặng. Biết mình khó lòng qua khỏi, ông dặn dò các con:

– Cha không sống mãi để lo cho các con được. Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.

3. Theo lời cha, hai người con đào bới cả đám ruộng mà chẳng thấy kho báu đâu. Vụ mùa đến, họ đành trồng lúa. Nhờ làm đất kĩ, vụ ấy lúa bội thu. Hết mùa, hai người con lại ra công đào bới mà vẫn không tìm được gì. Mùa tiếp theo, họ lại đành trồng lúa và vụ ấy lúa cũng bội thu.

Liên tiếp mấy vụ liền được mùa, hai anh em có của ăn của để. Lúc ấy, họ mới hiểu lời dặn dò khi trước của người cha.

Câu 2: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

a) Em hiểu kho báu mà người cha dặn các con tìm là gì?

b) Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

Trả lời:

a) Kho báu mà người cha dặn các con tìm chính là lao động, cần cù làm lụng để tạo ra của cải bằng chính sức lao động của mình.

b) Câu chuyện khuyên chúng ta không nên trông chờ vào những điều có sẵn. Chúng ta phải biết dùng đôi tay và trí óc của mình để tạo ra của cải, vật chất, từ đó có được hạnh phúc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Làng em (trang 24) Bài 12: Đồng quê yêu dấu – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *