Tài liệu Soạn văn 12: Khúc tráng ca nhà giàn, được Wikihoc.com giới thiệu đến bạn đọc với nội dung vô cùng hữu ích.
Tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây, hãy cùng tham khảo để biết thêm kiến thức về tác phẩm trên.
Soạn bài Khúc tráng ca nhà giàn
1. Chuẩn bị
– Chú ý:
- Văn bản viết về các nhà giàn
- Những thông tin xác thực được điều tra, ghi chép,… của văn bản nhằm cung cấp thông tin cho người đọc
- Chi tiết gây ấn tượng là mười bốn chiến sĩ nhà giàn đã hi sinh trong trận bão, vì khiến tôi cảm thấy xót xa, cảm phục về công việc của chiến sĩ nhà giàn.
- Sự kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật giúp cho con người, sự vật trong văn bản hiện lên sinh động hơn.
- Vấn đề được nêu ra trong văn bản có ý nghĩa quan trọng với xã hội và bản thân.
– Xuân Ba sinh năm 1954, quê ở Thanh Hóa. Ông tên thật là Trịnh Huyên, là một nhà báo.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Giá trị ẩn trong đảo chìm là gì?
Hướng dẫn giải:
Tài nguyên thiên nhiên quý giá, giá trị quân sự
Câu 2. Khu vực Ba Kè có gì đặc biệt?
Hướng dẫn giải:
Khu vực Ba Kè không cồn, không nhô lên những mỏm để tạo nên thứ đảo chìm nhưng đã tạo ra một độ sâu vừa phải cho phép dựng những nhà giàn
Câu 3. Chuyện xảy ra vào giai đoạn nào?
Hướng dẫn giải:
Chuyện xảy ra vào giai đoạn từ năm 1990 đến 2000, khi những cơn bão cấp 11, 12 liên tục đánh vào nhà giàn.
Câu 4. Nội dung phần 3 kể chuyện gì?
Hướng dẫn giải:
Lịch sử ba thế hệ nhà giàn, đặc điểm bên trong và giá trị của ngành công binh trong việc xây dựng các nhà giàn trên biển.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn viết về vấn đề gì? Tóm tắt nội dung chính của mỗi phần được đánh số trong văn bản.
Hướng dẫn giải:
– Vấn đề: giới thiệu về nhà giàn
– Nội dung chính:
- Phần 1: quang cảnh và giá trị của khu vực Ba Kè
- Phần 2: thiên nhiên dữ dội và sự hi sinh của chiến sĩ nhà giàn
- Phần 3: lịch sử ba thế hệ nhà giàn và sự đóng góp của ngành công binh trong xây dựng, thiết kế nhà giàn
- Phần 4: suy nghĩ về sự phát triển của nhà giàn
Câu 2. Tính phi hư cấu của bài phóng sự trên được thể hiện ở những yếu tố nào? Điều đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm?
Hướng dẫn giải:
– Tính phi hư cấu: nêu mốc thời gian, địa điểm cụ thể; các số liệu rõ ràng, chính xác
– Tác dụng: góp phần giúp văn bản trở nên thuyết phục, chân thực hơn.
Câu 3. Khúc tráng ca nhà giàn đã sử dụng những biện pháp đặc trưng gì của thể loại phóng sự? Hãy chỉ ra một số dẫn chứng cụ thể.
Hướng dẫn giải:
– Khúc tráng ca nhà giàn đã sử dụng những biện pháp đặc trưng của thể loại phóng sự: tính phi hư cấu và miêu tả, trần thuật, bình luận
– Dẫn chứng cụ thể: “Tôi đang nói đến cái giàn nhà không… nhận được”; “Đất có tuần nhân… Cục công binh”,….
Câu 4. Chi tiết nào của văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Vì sao?
Câu 5. Việc kết hợp thủ pháp trần thuật với miêu tả để kể về lịch sử ba thế hệ nhà giàn của văn bản nhằm mục đích gì? Người viết thể hiện thái độ và sự đánh giá như thế nào về vấn đề đó?
Câu 6. Theo em, vấn đề được nêu trong bài phóng sự có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội hiện nay?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Khúc tráng ca nhà giàn Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 87 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.