Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn – Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 15 sách Cánh diều tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tài liệu Soạn văn 7: Kể lại một truyện ngụ ngôn, thuộc sách Cánh diều, tập 2 sẽ được chúng tôi giới thiệu.

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn
Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn

Các bạn học sinh lớp 7 sẽ chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn – Mẫu 1

Định hướng

a. Kể lại một truyện ngụ ngôn là hình thức dùng lời của em để kể cho người khác nghe về một câu chuyện đã học hay đã đọc. Truyện ngụ ngôn được kể lại có thể là truyện Việt Nam hoặc nước ngoài

b. Để kể lại một truyện ngụ ngôn mà em yêu thích:

– Lựa chọn truyện ngụ ngôn mà em yêu thích

– Bám sát cốt truyện nhưng kể lại bằng lời của người kể, kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và thái độ của mình sinh động hơn

– Lập dàn ý cho bài kể

– Khi kể, phải dùng từ ngữ chính xác, trình bày nội dung rõ ràng, mạch lạc; biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ để hỗ trợ, nhằm giúp cho người nghe tiếp nhận đạt hiệu quả cao nhất; sử dụng những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước.

Thực hành

Bài tập: Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.

Tham khảo thêm:   Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 8 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tin học 8 (Có ma trận)

a. Chuẩn bị

  • Xem lại nội dung truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.
  • Chuẩn bị các phương tiện: máy chiếu, video, hình ảnh…

b. Tìm ý và lập dàn ý

  • Mở đầu: Giới thiệu khái quát về truyện ngụ ngôn.
  • Nội dung chính: Lựa chọn và sắp xếp các ý tìm được.
  • Kết thúc: Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật con ếch trong câu chuyện.

c. Nói và nghe

  • Người nói: Dựa vào dàn ý kể lại truyện ngụ ngôn, chú ý điều chỉnh giọng điệu, cử chỉ…
  • Người nghe: Lắng nghe, tóm tắt được phần trình bày của người nói…

d. Chỉnh sửa

  • Người nói: Xem lại nội dung và cách kể.
  • Người nghe: Rút kinh nghiệm về việc nắm bắt nội dung và cách nghe.

* Bài nói:

Họ hàng nhà ếch chúng tôi đến bây giờ vẫn còn nhớ mãi câu chuyện đáng xấu hổ về tổ tiên của mình. Theo lời kể của bố mẹ tôi, ngày xưa có một lão ếch sống trong một cái giếng sâu. Cái giếng nhỏ bé nên chỉ đủ chỗ cho những con vật nhỏ bé sinh sống.

Xung quanh giếng chỉ có vài anh nhái, chị cua và cậu ốc. Hàng ngày, khi lão cất tiếng kêu của mình lên là lại tạo ra âm thanh vang vọng khắp giếng. Những người bạn xung quanh lão nghe tiếng kêu mà cảm thấy vô cùng hoảng sợ. Những lúc như vậy, lão cảm thấy thích chí lắm. Lão tự cho mình là mạnh mẽ nhất trong đáy giếng này. Lão còn bắt mọi người xung quanh gọi mình là chúa tể. Và mỗi khi ngước nhìn lên cao, lão lại thấy bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.

Một năm nọ, trời mưa tầm tã suốt máy ngày liền. Nước mưa chảy xuống giếng, rồi dần dần nước trong giếng dềnh lên. Lão ếch theo dòng nước thoát ra khỏi đáy giếng nhỏ bé. Cảnh vật bên ngoài thật khác lạ. Lão quen thói cũ, cứ bước đi huênh hoang trên đường. Nhìn lên bầu trời, lão cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. Khi ở dưới miệng giếng, bầu trời chỉ bé bằng một chiếc vung. Nhưng lúc này, bầu trời rộng lớn biết bao nhiêu. Vì quá mải ngắm nhìn bầu trời mà lão bị một bác trâu đi ngang qua. Nhìn thấy lão, bác bảo:

Tham khảo thêm:   Những nhận định hay về truyện ngắn Tài liệu ôn thi vào lớp 10

– Kìa, cậu ếch kia. Tránh đường cho ta đi!

Lão ếch nghe xong, liếc nhìn bác trâu, chẳng có chút sợ hãi mà cứ nghênh ngang bước tiếp. Thế rồi, lão bị bác giẫm chết lúc nào không hay. Qua câu chuyện này, tôi nhận ra được bài học không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh. Chúng ta phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn.

Xem thêm: Kể lại một truyện ngụ ngôn 

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn – Mẫu 2

Hướng dẫn

(1) Mở đầu: Giới thiệu câu chuyện, nhân vật và nêu câu hỏi để người nghe có thể dự đoán về bài học sau khi nghe kể.

(2) Phần chính: Kể theo diễn biến câu chuyện (từ sự kiện thứ nhất đến sự kiện cuối cùng), giọng điệu thay đổi phù hợp, thể hiện tinh thần hài hước ở những thời điểm cần thiết, có thể xen vào một số từ ngữ, câu văn miêu tả điệu bộ, dáng vẻ của nhân vật.

(3) Kết thúc: Nhận xét, đánh giá chung về câu chuyện.

Bài tham khảo

– Mở đầu: Kính chào thầy cô và các bạn, sau đây, tôi sẽ kể lại một truyện ngụ ngôn…

– Nội dung chính:

Chuyện kể rằng có một người thợ mộc đã dốc hết vốn liếng trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta ở ngay bên vệ đường, thỉnh thoảng lại có người vào xem.

Tham khảo thêm:   Bài tập Toán lớp 5: Công việc chung, tỷ số, tỷ số phần trăm Giải bài tập Toán lớp 5

Một hôm, có ông cụ đến nói:

– Anh phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày.

Nghe vậy, anh ta cho là phải, liền đẽo cày vừa cao, vừa to. Mấy hôm sau, một bác nông dân đến xem rồi bảo:

– Đẽo cày thế này sao cày được, phải đẽo cày thấp hơn và nhỏ hơn.

Cho là có lí, anh ta lại đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn. Nhưng hàng bày đầy ra mà chẳng có ai đến mua. Thế rồi, lại có người đến bảo với anh ta:

– Trên núi, người ta đang phá hoang, cày toàn bằng voi cả. Anh phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba lần để cho voi cày mới dễ bán, lãi sẽ được nhiều.

Nghe đến được nhiều lãi, anh thợ mộc liền dồn toàn bộ số gỗ còn lại, đẽo cày với kích thước lớn cho voi cày. Vậy mà, chẳng một người nào đến mua.

Bao nhiêu gỗ của anh ta đều hỏng hết. Toàn bộ vốn liếng đi đời nhà ma. Khi đó, anh ta hiểu cả tin người là dại thì đã quá muộn.

– Kết thúc: Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn – Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 15 sách Cánh diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *