Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Họa mi hót (trang 16) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 20 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Họa mi hót giúp các em hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính, luyện tập theo văn bản đọc, để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 16, 17, 18.

Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Họa mi hót – Tuần 20 của Bài 3 Chủ đề Vẻ đẹp quanh em theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Soạn bài phần Đọc – Bài 3: Họa mi hót

Khởi động

Hình ảnh trong bức tranh thể hiện mùa nào trong năm?

Họa mi hót

Gợi ý trả lời:

Hình ảnh trong bức tranh thể hiện mùa xuân. Có hòa đào nở rộ, có chim họa mi.

Bài đọc

HOẠ MI HÓT

Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi cất lên những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu.

Trời bỗng sáng ra. Những luồng sáng chiếu qua các chùm lộc mới nhú, rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hoà nhịp với tiếng hoạ mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh hơn, những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của hoạ mi chợt bừng giấc, xoè những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của hoạ mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ngợi ca núi sông đang đổi mới.

Chim, mây, nước và hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của hoạ mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc… Hoạ mi thấy lòng vui sướng, Cố hót hay hơn.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới

(Theo Võ Quảng)

Từ ngữ:

– Luồng sáng: ánh sáng di chuyển theo một chiều nhất định.

– Lộc: là mới bắt đầu mọc vào mùa xuân.

– Dìu dặt: âm thanh lúc nhanh, lúc chậm một cách nhịp nhàng và êm nhẹ.

Trả lời câu hỏi

1. Tiếng hót kì diệu của hoạ mi đã làm cho những sự vật trên bầu trời thay đổi như thế nào?

2. Những gợn sóng trên hồ có gì thay đổi khi hoà nhịp với tiếng hoạ mi hót?

3. Nói tiếp sự thay đổi của các sự vật trên một đốt khi nghe hoạ mi hót.

a. Các loài hoa (…).

b. Các loài chim (…).

4. Nếu được đặt tên cho bài đọc, em sẽ chọn tên nào?

a. Sứ giả của mùa xuân

b. Hoạ mi vũ mùa xuân

c. Hoạ mi hót

Gợi ý trả lời:

1. Tiếng hót vang lừng của hoạ mi khiến cho mọi vật như có sự thay đổi kỳ diệu, trời bỗng sáng ra. Chim, mây, nước và hoa đều cho hoa mi đa làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.

2. Những gợn sóng trên hồ hoà nhịp với tiếng hoạ mi hót, lấp lánh thêm.

3. Sự thay đổi của các sự vật trên một đốt khi nghe hoạ mí hót.

a. Cóc loài hoa: Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của hoạ mi chợt bừng giấc, xoè những cánh hoa đẹp, bày đủ các sắc màu xanh tươi.

b. Các loài chim: Tiếng hót dìu dặt của hoạ mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ngợi ca núi sông đang đổi mới.

4. Nếu được đặt tên cho bài đọc, em sẽ chọn tên: Sứ giả của mùa xuân

Luyện tập theo văn bản đọc

1. Tìm trong bài đọc từ ngữ tả tiếng hót của hoạ mi.

2. Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được.

Gợi ý trả lời:

1. Tìm trong bài đọc từ ngữ tả tiếng hót của hoạ mi: tiếng hót vang lừng, tiếng hót dìu dặt, tiếng hót kỳ diệu.

2. Đặt một câu với từ tiếng hót vang lừng: Mỗi khi chim họa mi cất tiếng hót vang lưng, khu vườn nhà em như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, mọi vật trở nên lung linh, lấp lánh một cách tuyệt đẹp.

Tham khảo thêm:   Mẫu bài dạy minh họa môn Lịch sử - Địa lý Tiểu học Mô đun 2 Giáo án minh họa môn Lịch sử Địa lí cho giáo viên đại trà Tiểu học

Soạn bài phần Viết – Bài 3: Họa mi hót

1. Viết chữ hoa: R

Viết chữ hoa: R

Trả lời:

– Quan sát chữ hoa R: cỡ vừa cao 5 li, chữ cỡ nhỏ cao 2,5 li. Gồm 2 nét: nét 1 giống nét 1 của chữ viết hoa B và chữ viết hoa P. Nét 2 là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét cong trên và nét móc ngược phải nối liền với nhau tạo vong xoắn ở giữa.

– Quy trình viết:

  • Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, hơi lượn bút sang trái viết nét móc ngược trái (đầu móc cong vào phía trong), dừng bút trên đường kẻ 2.
  • Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 5 (bên trái nét móc) viết nét cong trên, cuối nét lượn vào giữa thân chữ tạo đường xoắn nhỏ giữa đường kẻ 3 và 4 rồi viết tiếp nét móc ngược phải, dừng bút trên đường kẻ 2.

2. Viết ứng dụng: Rừng cây vươn mình đón nắng mai.

Trả lời:

Viết chữ hoa R đầu câu, chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, vị trí đặt dấu chấm cuối câu.

Soạn bài phần Nói và nghe – Bài 3: Họa mi hót

Câu 1

Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, đoán nội dung của từng tranh:

Câu 1

Trả lời:

  • Tranh 1: Hồ nước cuộn sóng, nhăn mặt nói với chị mây: “Tôi đẹp lên dưới ánh nắng. thế mà chị lại che mất”.
  • Tranh 2: Hồ nước bị bốc hơi, cạn tận đáy. Nó buồn bã cầu cứu: “Chị mây ơi, không có chị tôi chết mất”.
  • Tranh 3: Chị mây màu đen, bay tới hồ nước và cho mưa xuống. Hồ nước đầy lên, tràn căng sức sống.
  • Tranh 4: Chị mây lúc này chuyển sang màu trắng và gầy hẳn đi. Chị nói với hồ nước: “Không có em, chị cũng yếu hẳn đi!”. Hồ nước mỉm cười, có vẻ đã nghĩ ra cách giúp chị mây.

Câu 2

Nghe kể chuyện.

Trả lời:

HỒ NƯỚC VÀ MÂY

(1) Vào một ngày cuối xuân, mặt hồ lấp lánh dưới nắng. Bỗng, một cơn gió đưa chị mây sà thấp xuống mặt hồ. Hồ nước cuộn sóng nói:

– Tôi đẹp lên dưới ánh nắng, thế mà chị lại che mất.

– Không có chị che nắng thì em gặp nguy đấy! – Chị mây đáp.

– Tôi cần gì chị!

Chị mấy giận hồ nước nên đã bay đi.

Tham khảo thêm:   Biên bản họp bình xét danh hiệu Khu dân cư văn hóa Biên bản đề nghị công nhận danh hiệu khu dân cư văn hóa

(2) Mùa hè, dưới cái nắng gay gắt, hồ nước bị bốc hơi, cạn trở tận đáy. Nó cầu cứu:

– Chị mây ơi, không có chị tôi chết mất.

Bầy tôm cá trong hồ cũng than:

– Chúng tôi cũng không sống được nếu hồ cạn thế này!

(3) Nghe tiếng kêu của hồ nước và bầy tôm cá, chị mây không giận hồ nước nữa, bay về và cho mưa xuống. Hồ nước đầy lên, tràn căng sức sống.

(4) Qua mùa thu, sang mùa đông, chị mây ngày càng mảnh mai, hao gầy như dải lụa mỏng. Chị ghé xuống hồ và nói:

– Không có em, chị cũng yếu hẳn đi.

Thế là hồ nước lao xao gợn sóng:

– Để em tìm cách giúp chị!

Hồ nước gọi ông mặt trời rọi nắng xuống cho nước bốc hơi lên. Chị mây khoẻ dần, nặng dần để chuẩn bị mưa xuống.

Câu 3

Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

Trả lời:

+ Đoạn 1: Cơn gió đưa chị mây sà thấp xuống mặt hồ. Hồ nước cuộn sóng nói:

– Tôi đẹp lên dưới ánh nắng, thế mà chị lại che mất.

– Chị mây đáp: Không có chị che nắng thì em gặp nguy đấy!

– Tôi cần gì chị!

Chị mây giận hồ nước nên đã bay đi.

+ Đoạn 2: Hồ nước bị bốc hơi, cạn trơ tận đáy. Nó cầu cứu:

– Chị mây ơi, không có chị tôi chết mất.

Bầy tôm cá trong hồ cũng than:

– Chúng tôi cũng không sống được nếu hồ cạn thế này!

+ Đoạn 3: Nghe tiếng kêu cứu, chị mây không giận hồ nước nữa, bay về cho mưa xuống. Hồ nước đầy lên, tràn căng sức sống.

+ Đoạn 4:

Chị mây ngày càng mảnh mai, hao gầy như dải lụa mỏng. Chị mây nói với hồ:

– Không có em, chị cũng yếu hẳn đi.

Thế là hồ nước lao xao gợn sóng.

– Để em tìm cách giúp chị!

Hồ nước gọi ông mặt trời rọi nắng xuống cho nước bốc hơi lên. Chị mây khỏe dần, nặng dần để chuẩn bị mưa xuống.

Soạn bài phần Vận dụng – Bài 3: Họa mi hót

Nói với người thân về điều em đã học được từ câu chuyện trên.

Trả lời:

Qua câu chuyện “Hồ nước và mây” em học được: Vạn vật trong thiên nhiên đều có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Họa mi hót (trang 16) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 20 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *