Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Hoa cỏ sân trường trang 36 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 1 – Tuần 4 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Hoa cỏ sân trường các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 36, 37, 38, 39.

Qua đó, giúp các em biết cách kể chuyện Cậu học sinh mới thật hay, nói với bạn về vườn trường em mơ ước. Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Hoa cỏ sân trường – Tuần 4 của Bài 4 Chủ đề Mái trường mến yêu theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Soạn bài phần Khởi động – Bài 4: Hoa cỏ sân trường

Nói về những hình ảnh và âm thanh quen thuộc ở trường.

Hoa cỏ sân trường

Gợi ý trả lời:

Hình ảnh quen thuộc tớ nhìn thấy mỗi ngày đến trường đó là chiếc trống trường. Chiếc trống trường nằm sừng sững giữa hai dãy lớp học. Mỗi giờ chơi, vào lớp tớ lại được nghe tiếng trống giục giã báo hiệu: “Tùng!Tùng!Tùng!”. Mỗi ngày nghe tiếng trống, tớ lại thấy vừa quen thuộc mà lại vừa thân thương.

Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 4: Hoa cỏ sân trường

Đọc và trả lời câu hỏi

Hoa cỏ sân trường

Sân trường tôi chạy dài giữa hai dãy lớp học. Trên đó, bước chân của thầy cô xen giữa những bước tinh nghịch của các bạn nhỏ. Sát hàng rào là một thế giới của những cây đuôi lươn dáng mềm, lá dài như những dải lụa. Cạnh đấy, những bụi cỏ may nở những cánh hoa li ti. Hàng xóm của hoa là những bụi cỏ đã kết từng hạt nhỏ như hạt bụi.

Hoa và cỏ đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa. Thỉnh thoảng, đám hoa cỏ cũng rung nhè nhẹ khi một cơn gió tràn qua. Rồi cơn gió lớn hơn, đám cỏ nghiêng ngả xô vào nhau. Những hạt giống nhỏ theo gió bay đi. Gió qua rồi, đám cỏ quay trở lại trật tự hiền lành. Nhìn sâu dưới chân có thấy được cả những mầm non nhỏ như những chú kiến đang ngơ ngác trước những bước chân học trò tung tăng đùa giỡn.

Tham khảo thêm:   Cách chết không bị mất đồ trong Mini World: Block Art

Võ Diệu Thanh

(:)

• Cây đuôi lươn: cây cảnh, lá có nhiều màu, hình thon dài.

• Cỏ may: loại cỏ thấp, quả nhỏ và nhọn, hay bám vào quần áo.

Câu 1: Sân trường của bạn nhỏ có gì đặc biệt?

Gợi ý trả lời:

Sân trường bạn nhỏ chạy dài giữa hai dãy lớp học. Trên đó, bước chân của thầy cô xen giữa những bước tinh nghịch của các bạn nhỏ.

Câu 2: Tìm từ ngữ nói về hình dáng của hoa, cỏ trồng ở sát hàng rào.

Gợi ý trả lời:

Những từ ngữ nói về hình dáng của hoa, cỏ trồng ở sát hàng rào là: dáng mềm, dài, li ti, nhỏ.

Câu 3: Hoa và đám cỏ thế nào khi:

a. Nhìn đám học trò đùa giỡn.
b. Có một cơn gió lớn tràn qua.
c. Cơn gió đã thổi qua rồi.

Gợi ý trả lời:

a. Nhìn đám học trò đùa giỡn: Hoa và cỏ đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa.

b. Có một cơn gió lớn tràn qua: Rồi cơn gió lớn hơn, đám cỏ nghiêng ngả xô vào nhau. Những hạt giống nhỏ theo gió bay đi.

c. Cơn gió đã thổi qua rồi: Gió qua rồi, đám cỏ quay trở lại trật tự hiền lành.

Câu 4: Em thích điều gì ở sân trường của bạn nhỏ? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Em thích nhất ở sân trường bạn nhỏ là những bụi hoa và cỏ. Hoa và cỏ ở sân trường bạn nhỏ có đủ các loại khác nhau tập hợp lại trông thật hấp dẫn. Hoa cỏ không chỉ làm cho sân trường thêm đẹp hơn mà còn làm các bạn nhỏ trông càng thêm vui vẻ và đáng yêu hơn.

Câu 5: Tìm từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, hương thơm của 1 – 2 loài cây.

Hoa cỏ sân trường

Gợi ý trả lời:

Cây bàng: cao, to, tán lá rộng, màu xanh ngắt, hương thơm dịu ngọt.

Cây phượng: cao, lá nhỏ li ti, màu đỏ chói, thơm nhẹ.

Câu 6: Nói 2 – 3 câu nêu cảm xúc của em về một loài cây.

Hoa cỏ sân trường

Gợi ý trả lời:

Em thích nhất là cây bàng. Tán cây rộng, xòe bóng mát cho chúng em ngồi đọc sách, chuyện trò mỗi giờ ra chơi. Chúng em đều yêu mến cây bàng và tưới nước cho cây mỗi ngày.

Tham khảo thêm:   Thông báo 12/2013/TB-UBND Phản hồi thông báo kết luận của Thanh tra Chính phủ về chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và dự án đầu tư liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất tại thành phố Đà Nẵng

Nói và nghe: Kể chuyện Cậu học sinh mới

Câu 1: Sắp xếp các bức tranh theo đúng trình tự sự việc trong truyện.

Cậu học sinh mới

Cậu học sinh mới

Theo Đức Hoài, Tiếng Việt 3, 1980

Gợi ý trả lời:

Bức tranh 3 > Bức tranh 4 > Bức tranh 2 > Bức tranh 1

Câu 2: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

Gợi ý trả lời:

Đoạn 1 – Tranh 3:

Gia đình ông Giô-dép chuyển về Ác-boa để Lu-i có thể tiếp tục đi học. Ác-boa không có lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hoà lượn quanh thành phố, với những chiếc cầu trắng phau.

Đoạn 2 – Tranh 4:

Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám. Thầy hỏi:

– Con tên là gì?

– Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ! – Cậu bé lễ phép.

– Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?

– Thưa thầy, con thích đi học ạ!

Thầy giáo gật gù:

– Thế thì được!

Thầy bằng lòng nhận cậu vào trường.

Đoạn 3 – Tranh 2:

Đường từ nhà đến trường không xa lắm, có những chặng nghỉ và những trò chơi thú vị. Dưới gốc một cây to ở vệ đường, cỏ đã trụi đi vì những ván bị quyết liệt. Cái bãi gần đường vào thị trấn là nơi đã diễn ra những “pha” bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê. Còn dưới chân cầu kia, chính là nơi Lu-i thường rủ Véc-xen, người bạn thân nhất của mình, đến đó câu cá.

Đoạn 4 – Tranh 1:

Còn việc học của cậu thì khỏi phải nói. Gia đình và thầy giáo đều rất hài lòng. Thầy giáo khen ngợi cậu chăm chỉ và đạt kết quả học tập tốt.

Câu 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Gợi ý trả lời:

Gia đình ông Giô-dép chuyển về Ác-boa để Lu-i có thể tiếp tục đi học. Ác-boa không có lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hoà lượn quanh thành phố, với những chiếc cầu trắng phau.

Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám. Thầy hỏi:

– Con tên là gì?

– Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ! – Cậu bé lễ phép.

– Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?

– Thưa thầy, con thích đi học ạ!

Tham khảo thêm:   Địa lí 7 Bài 4: Khái quát về Liên minh châu Âu Soạn Địa 7 trang 98 sách Cánh diều

Thầy giáo gật gù:

– Thế thì được!

Thầy bằng lòng nhận cậu vào trường.

Đường từ nhà đến trường không xa lắm, có những chặng nghỉ và những trò chơi thú vị. Dưới gốc một cây to ở vệ đường, cỏ đã trụi đi vì những ván bị quyết liệt. Cái bãi gần đường vào thị trấn là nơi đã diễn ra những “pha” bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê. Còn dưới chân cầu kia, chính là nơi Lu-i thường rủ Véc-xen, người bạn thân nhất của mình, đến đó câu cá.

Còn việc học của cậu thì khỏi phải nói. Gia đình và thầy giáo đều rất hài lòng. Thầy giáo khen ngợi cậu chăm chỉ và đạt kết quả học tập tốt.

Viết sáng tạo: Điền thông tin vào tờ khai in sẵn

Câu 1: Nói với bạn về một câu lạc bộ em muốn tham gia.

Điền thông tin vào tờ khai in sẵn

Gợi ý trả lời:

Tớ rất muốn tham gia câu lạc bộ Họa sĩ nhí. Câu lạc bộ thường tổ chức các cuộc thi vẽ tranh và các buổi triển lãm tranh đầy hấp dẫn. Tớ muốn được thể hiện khả năng vẽ tranh và tô màu của mình nên tớ rất mong được tham gia câu lạc bộ.

Câu 2: Hoàn thành Đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ theo mẫu dưới đây:

Điền thông tin vào tờ khai in sẵn

Gợi ý trả lời:

Em có thể tham khảo bài dưới đây:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2022

ĐƠN XIN THAM GIA SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ

Kính gửi: Ban chủ nhiệm câu lạc bộ Họa sĩ nhí trường tiểu học Mùa Xuân.

Em tên là: Nguyễn Thị Ngọc Mai

Ngày sinh: 16/10/2015 – Nam/ Nữ: Nữ

Học sinh lớp: 3A Trường tiểu học Mùa Xuân.

Em làm đơn này xin được tham gia Câu lạc bộ Họa sĩ nhí.

Lí do: Em làm đơn này xin đề nghị Ban chủ nhiệm cho em được tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ Họa sĩ nhí trường tiểu học Mùa Xuân.

Em xin hứa sẽ thực hiện đúng nội quy của Câu lạc bộ.

Em xin trân trọng cảm ơn.

Người làm đơn

(Kí và ghi rõ họ tên)

Mai

Nguyễn Thị Ngọc Mai

Soạn bài phần Vận dụng – Bài 4: Hoa cỏ sân trường

Nói với bạn về vườn trường em mơ ước.

Gợi ý trả lời:

Tớ ước vườn trường của chúng mình sẽ có thật nhiều hoa và cây. Khu vườn hoa rực rỡ sắc màu và có nhiều bóng mát. Giờ ra chơi, chúng mình sẽ cùng ngồi đọc sách, chơi đùa dưới bóng cây và ngắm nhìn những bông hoa xinh đẹp.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Hoa cỏ sân trường trang 36 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 1 – Tuần 4 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *