Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Hai quan niệm về gia đình và xã hội Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 25 sách Chân trời sáng tạo tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Hai quan niệm về gia đình và xã hội Chân trời sáng tạo là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc khi tìm hiểu về tác phẩm này.

Soạn bài Hai quan niệm về gia đình và xã hội
Soạn bài Hai quan niệm về gia đình và xã hội

Cùng theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu được Wikihoc.com đăng tải ngay sau đây để chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.

Soạn bài Hai quan niệm về gia đình và xã hội

Trước khi đọc

Dưới đây là hình ảnh một góc phố Hà Nội thời Pháp thuộc. Hãy quan sát và nêu nhận xét về trang phục, xe cộ và nhà cửa trong hình.

Hướng dẫn giải:

  • Trang phục: đơn giản, lịch sự,
  • Xe cộ: thô sơ (xe đạp, xích lô)
  • Nhà cửa: nhà tầng, lợp mái ngói,…

Đọc văn bản

Câu 1. Đặt tác phẩm vào bối cảnh văn hóa Việt Nam ở thập kỉ 30 của thế kỉ XX, bạn nhận xét như thế nào về những mẫu trang phục của tiệm may Âu hóa và cách đặt tên cho những bộ trang phục đó?

Hướng dẫn giải:

Những bộ trang phục lố lăng, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của người Việt.

Câu 2. Theo bạn, với cách “học” như vậy, liệu Xuân Tóc Đỏ có thể hoàn thành tốt công việc bán hàng cho tiệm may Âu hoá như ông bà chủ đã giao phó không?

Tham khảo thêm:   Công văn 4325/BGDĐT-GDQP Danh sách liên kết giáo dục quốc phòng - an ninh của các cơ sở giáo dục đại học

Hướng dẫn giải:

Xuân Tóc Đỏ có thể hoàn thành tốt công việc

Câu 3. So sánh trang phục của bà Typn với những bộ trang phục trong tiệm may Âu hoá.

Hướng dẫn giải:

Trang phục của bà Typn giản dị hơn so với những bộ trang phục trong tiệm may Âu hoá.

Câu 4. So sánh ngôn ngữ của ông Typn lúc này với ngôn ngữ khi ông nói chuyện với Xuân Tóc Đỏ ở đầu đoạn trích.

Hướng dẫn giải:

Ngôn ngữ lố lăng, học đòi Âu hoá.

Sau khi đọc

Câu 1. Đoạn đối thoại giữa Xuân Tóc Đỏ với ông bà Văn Minh, ông Typn về công việc trong tiệm may diễn ra vào lúc nào và có vai trò gì đối với câu chuyện được kể trong văn bản?

Hướng dẫn giải:

– Thời điểm diễn ra: buổi trưa

– Ý nghĩa: Ông bà Văn Minh giao cho Xuân Tóc Đỏ công việc là “giúp xã hội trong việc Âu hóa” nhưng thực chất là dọn dẹp, lau chùi. Với ông Typn, đây là lúc giao cho Xuân làm “văng-đơ” bán hàng nhưng được khoác lên cái vỏ mĩ miều “chỉ bảo cho khách có một cái gu”. Đoạn đối thoại này chuẩn bị cho Xuân không chỉ kiến thức về các mốt thời trang, mà còn giúp hắn nhận thấy sự “hai mặt” của tiệm may Âu hóa và công việc cải cách thời trang này, giúp hắn phát huy triệt để sự “hai mặt” ấy trong đoạn tiếp theo.

Câu 2. Trước khi đến tiệm may Âu hóa làm việc, Xuân chỉ mới trải qua các công việc như bán báo dạo, bán thuốc lậu, nhặt bóng ở sân quần vợt,… chứ chưa từng bán hàng thời trang. Trong văn bản trên, “thế mạnh” nào của Xuân đã khiến cho nhân vật chiếm được lòng tin của vợ ông Typn? Chi tiết, từ ngữ nào thể hiện “thế mạnh” đó của Xuân?

Tham khảo thêm:   Quyết định số 46/2006/QĐ-BTC ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn

Hướng dẫn giải:

– Thế mạnh: sự tinh ranh, quan sát giỏi; phản ứng nhanh nhạy, khéo ăn khéo nói, khéo nịnh nọt

– Từ ngữ thể hiện: tinh ranh (ưỡn ngực lên, giấu cái chổi lông gà sau lưng, nghiêm trang: Tôi….); quan sát giỏi (Xuân Tóc Đỏ nhìn cái áo dài giản dị…); giỏi nắm bắt tâm lí (Bà là vợ ông Typn mà ăn vận thế…); khéo ăn khéo nói (nói như một cái kèn hát,…)

Câu 3. Công việc ở tiệm may Âu hóa có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc tiến thân của Xuân sau này? Chi tiết nào giúp bạn nhận ra ý nghĩa đó?

Hướng dẫn giải:

Công việc ở tiệm may dạy cho Xuân về những giá trị ảo, lòe loẹt nhưng rỗng tuếch của xã hội thượng lưu Hà Nội thời thuộc địa và sự mánh khóa, giả dối, hai mặt của xã hội đó.

– Chi tiết: Xuân đã học rất nhanh những cái tên lòe loẹt (ngây thơ, chinh phục,…) của những bộ trang phục vốn dĩ chỉ là lố lăng, hở hang; những mánh khóe bán hàng bằng cách lên mặt ban ơn cho khách hàng và xã hội. Đồng thời, Xuân cũng hiểu rất nhanh cái gọi là giá trị “văn minh”, đó chỉ là cái vỏ giả dối che đậy sự ích kỉ, bảo thủ bên trong.

Câu 4. Liệt kê vào bảng sau các hành động, lời nói của ông Typn; từ đó nêu nhận xét về tính cách cũng như quan niệm của nhân vật này đối với việc “cải cách trang phục” nói riêng và “cải cách xã hội” nói chung (làm vào vở):

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 2) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân có đáp án

Ứng xử của Typn

Lời nói

Hành động

Với Xuân

Với bà Typn

Câu 5. Nêu chủ đề của văn bản. Những hành động, lời nói của vợ chồng Văn Minh và ông nhà báo trong đoạn trích trên có ý nghĩa như thế nào đối với việc thể hiện chủ đề đó?

Câu 6. Theo bạn, “nghĩa lí cái việc cải cách của ông cai thợ may” mà Xuân Tóc Đỏ băn khoăn không hiểu, thực chất là gì? Nghĩa lí đó cho thấy điều gì trong thái độ của người kể chuyện đối với công cuộc Âu hóa, phương Tây hóa ở đô thị Việt Nam vào thập niên 30 của thế kỷ XX ?

Câu 7. Nhận xét về ngôn ngữ, lời nói của các nhân vật trong đoạn trích. So sánh với ngôn ngữ, lời nói của các nhân vật trong một tác phẩm tự sự trung đại mà bạn đã học.

Câu 8. Theo bạn, (những) đặc điểm của phong cách hiện thực thể hiện như thế nào trong văn bản? Các thủ pháp trào phúng có vai trò như thế nào trong việc thể hiện (những) đặc điểm ấy?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Hai quan niệm về gia đình và xã hội Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 25 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *