Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Hai Bà Trưng trang 92 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 30 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Tiếng Việt 3 Bài 1: Hai Bà Trưng – Tuần 30 giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi khám phá, luyện tập, vận dụng củaBài 1 chủ đề Đất nước mến yêu SGK Tiếng Việt 3 tập 2Chân trời sáng tạo trang 92, 93, 94, 95.

Qua đó, còn giúp các em ôn chữ hoa N, M (kiểu 2), mở rộng vốn từ Đất nước. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Soạn bài phần Khởi động – Bài 1: Hai Bà Trưng

Trao đổi với bạn những điều em thấy trong bức tranh của bài đọc theo gợi ý:

Hai Bà Trưng

Trả lời:

  • Nhân vật: Trưng Trắc, Trưng Nhị, đoàn quân
  • Hành động: Hai bà Trưng kéo quân đi chiến đấu để chống lại kẻ thù

Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 1: Hai Bà Trưng

Đọc và trả lời câu hỏi

Câu 1: Giặc ngoại xâm gây ra những tội ác gì với nhân dân ta?

Trả lời:

Giặc ngoại xâm thẳng tay giết hại dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ béo, có sấu, thuồng luồng,… Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.

Tham khảo thêm:   Sinh học 10 Bài 22: Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật Giải Sinh 10 trang 131 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 2: Tìm chi tiết cho thấy tài năng và chí lớn của Hai Bà Trưng.

Trả lời:

Ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông.

Câu 3: Những hình ảnh nào cho thấy khí thế oai hùng của đoàn quân khởi nghĩa?

Trả lời:

Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quên rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tròn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà.

Câu 4: Nhân dân ta làm gì để ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng?

Hai Bà Trưng

Trả lời:

Để ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng, nhân dân ta đã lưu danh Hai Bà trong lịch sử nước nhà.

Nhân dân lập đền thờ, xây dựng trường học tên Hai Bà Trưng, đặt tên đường phố là Hai Bà Trưng,…

Câu 5: Đọc một bài thơ về đất nước Việt Nam:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ.

Phiếu đọc sách

b. Chia sẻ cảm xúc của em về đất nước Việt Nam sau khi đọc bài thơ.

Trả lời:

a. Em có thể tham khảo bài thơ sau:

Việt Nam Quê Hương Ta

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ
Nước bâng khuâng những chuyến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường
Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan …

Nguyễn Đình Thi

  • Tên bài thơ: Việt Nam Quê Hương Ta
  • Tác giả: Nguyễn Đình Thi
  • Địa điểm (tên, vẻ đẹp): Việt Nam – Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, cánh cò bay lả rập rờn. Mây mờ che đỉnh Trường Sơn,
  • Hình ảnh so sánh: Tay người như có phép tiên
Tham khảo thêm:   Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học An Thạnh năm học 2016 - 2017 Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22

b. Sau khi đọc bài thơ về đất nước Việt Nam em cảm thấy xúc động hơn bao giờ hết bởi những cảm xúc chân thành của tác giả. Cũng vì thế mà em cảm thấy vô cùng tự hào và yêu mến quê hương Việt Nam của mình biết bao – một dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất trước bão giông.

Ôn chữ hoa N, M

Câu 1: Viết từ: Mê Linh

Câu 2: Viết câu:

Thăng Long – Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh hoa đổ.

Ca dao

Mở rộng vốn từ Đất nước

Câu 1: Tìm 1 – 2 cặp từ ngữ có nghĩa giống nhau trong các đoạn văn, đoạn thơ sau:

a. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng đầu tiên được lưu danh trong lịch sử nước nhà.

Theo Văn Lang

b.

Con tàu như mũi tên
Đang lao về phía trước
Em muốn con tàu này
Đưa em đi khắp nước
Ơi Tổ quốc! Tổ quốc!

Trần Đăng Khoa

Trả lời:

Các cặp từ giống nhau là:

a. nước ta – nước nhà

b. nước – Tổ quốc

Câu 2: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

Xếp các từ ngữ

a. Từ có nghĩa giống với đất nước

b. Từ có nghĩa giống với giữ gìn

c. Từ có nghĩa giống với yêu mến

Trả lời:

a. Từ có nghĩa giống với đất nước: Tổ quốc, giang sơn, non sông

b. Từ có nghĩa giống với giữ gìn: bảo vệ, bảo quản, giữ gìn

Tham khảo thêm:   Địa lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ Soạn Địa 6 trang 103 sách Cánh diều

c. Từ có nghĩa giống với yêu mến: mến yêu, mến thương, yêu quý

Câu 3: Tìm những từ ngữ có thể ghép được với nhau trong bài tập 2.

M: Bảo vệ Tổ quốc

Trả lời:

Giữ gìn non sông

Bảo vệ giang sơn

Bảo vệ Tổ quốc

Câu 4: Đặt 1 – 2 câu về:

a. Hoạt động bảo vệ Tổ quốc

M: Các chú bộ đội luôn cầm chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc.

b. Tình cảm đối với quê hương đất nước

M: Em rất yêu bãi biển quê mình.

Trả lời:

a. Hoạt động bảo vệ Tổ quốc:

  • Nhân dân ta luôn kiên cường, dũng cảm đứng lên bảo vệ Tổ quốc khi bị xâm lăng.
  • Ông cha ta đã anh dũng hi sinh để đất nước được độc lập.

b. Tình cảm đối với quê hương đất nước:

  • Em yêu lắm những cánh đồng lúa quê mình.
  • Em dành tình yêu thương thật lớn dành cho những mảnh đất quê hương mình.

Soạn bài phần Vận dụng – Bài 1: Hai Bà Trưng

Câu 1: Thi kể các đường phố, trường học,… mang tên nhân vật lịch sử.

Gợi ý:

  • Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội)
  • Trường Tiểu học Hàm Nghi (Đà Nẵng)
  • Trường Tiểu học Ngô Quyền (TP. Hồ Chí Minh)
  • Đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội)
  • Đường Nguyễn Thiện Thuật (Đà Nẵng)
  • Đường Phạm Bành (TP. Hồ Chí Minh)

Câu 2: Nói 1 – 2 câu về đường phố, trường học,… em biết.

Trả lời:

Trường Lý Thái Tổ nằm ở thủ đô Hà Nội được biết đến là chuẩn trường học hạnh phúc với khuôn viên rất nhiều cây xanh, bữa ăn dinh dưỡng. Khuôn viên thoáng mát, rộng rãi, cơ sở vật chất đầy đủ, luôn đáp ứng yêu cầu phát triển của các học sinh; đảm bảo cho học sinh được sinh hoạt, học tập trong điểm kiện thích nghi nhất. Đặc biệt là đội ngũ giáo viên tâm huyết tuyệt vời, giúp học sinh phát triển được tối đa tài năng của mình.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Hai Bà Trưng trang 92 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 30 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *