Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung nghệ thuật của một bài thơ – Chân trời sáng tạo 10 Ngữ văn lớp 10 trang 78 sách Chân trời sáng tạo tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Giới thiệu, đánh giá về nội dung nghệ thuật của một bài thơ, vô cùng hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài.

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung nghệ thuật của một bài thơ
Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung nghệ thuật của một bài thơ

Mời các bạn học sinh lớp 10 cũng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Giới thiệu, đánh giá về nội dung nghệ thuật của 1 bài thơ

1. Hướng dẫn

Bước 1: Chuẩn bị nói

– Xác định đề tài: Đề tài của bài nói là bài thơ mà bạn chọn để giới thiệu. Bạn có thể sử dụng bài thơ mình đã thực hiện bài viết. Nếu chọn bài thơ khác, bạn sử dụng tiêu chí lựa chọn như bài viết.

– Việc xác định mục đích nói, đối tượng, người nghe, không gian và thời gian nói; tìm ý, lập dàn ý và luyện tập: bạn có thể thực hiện như đã tiến hành giới thiệu một truyện kể.

Tham khảo thêm:   Thuyết minh về chiếc cặp sách (7 Dàn ý + 18 mẫu) Bài văn thuyết minh lớp 9

Bước 2: Trình bày bài nói

Bạn thực hiện bước này như khi trình bày bài nói giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một truyện kể. Nhưng lưu ý:

– Thể hiện được cảm nhận riêng của mình về bài thơ.

– Giọng đọc, giọng nói cần truyền cảm, nhất là khi đọc bài thơ và cách trích dẫn thơ

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

– Trao đổi: Khi trao đổi với người nghe, bạn cần:

  • Lắng nghe với thái độ cầu thị và ghi chép tóm lược ý kiến, những vấn đề cần trao đổi thêm.
  • Dành thời gian phù hợp để trao đổi những nội dung cần thiết.

– Đánh giá: Trong vai trò của người nói, người nghe có thể đánh giá theo hướng dẫn.

2. Thực hành nói

Rằm tháng giêng là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ được Bác Hồ sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954):

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên;”

(Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất
Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân)

Bài thơ “Rằm tháng giêng” đã miêu tả hình thanh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng rằm tháng giêng. Qua đó nhà thơ đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu nước và niềm tin chiến thắng vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Tham khảo thêm:   Khoa học lớp 5 Bài 41: Năng lượng mặt trời Giải bài tập Khoa học lớp 5 trang 84

Hình ảnh ánh trăng rất quen thuộc trong thơ ca. Đó là ánh trăng nhớ quê hương trong thơ Lí Bạch:

“Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương”

(Ngẩng đầu ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương)

Đó cũng có thể là ánh trăng trong thơ Bác, với bài Cảnh khuya:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Đến “Rằm tháng giêng”, ánh trăng xuất hiện với nét độc đáo. Trước hết, đây không phải là một đêm trăng bình thường, mà là đêm rằm tháng giêng. Trăng đang ở độ tròn đầy nhất, đẹp nhất và sáng nhất – “nguyệt chính viên”. Bởi vậy, ánh sáng của trăng chiếu xuống cảnh vật khiến cho thiên nhiên tràn đầy sức sống, vẻ đẹp. Đến câu thơ tiếp theo, Bác đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ – từ “xuân” được nhắc lại ba lần. Từ “tiếp” gợi ra cho người đọc cảm nhận rằng dường như trời và đất đang giao hòa gặp gỡ nhau bởi sắc xuân rực rỡ. Thiên nhiên lúc này đang nhuốm đậm sắc xuân. Mọi vật tràn đầy sức sống đang căng mình trỗi dậy giữa đất trời. Như vậy, hai câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên đêm trăng vô cùng sinh động.

Đến với hai câu thơ tiếp, con người đã xuất hiện, nhưng với tư cách là chủ thể trữ tình:

“Yên ba thâm sứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”

(Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân
Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền)

Trong hoàn cảnh đất nước đang chiến tranh, mọi hoạt động đều phải diễn ra một cách kín đáo. Nhưng trong Rằm tháng giêng, con người vẫn xuất hiện với tư cách là trung tâm của vũ trụ. Trong đêm trăng, Bác và cán bộ chiến sĩ đang bàn bạc việc quân. Đó là công việc quan trọng, có tính quyết định đến sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Đến khi xong xuôi, trời cũng đã về khuya. Lúc này, Bác mới chợt nhận ra vẻ đẹp thơ mộng của ánh trăng. Hình ảnh “nguyệt mãn thuyền” muốn thể hiện sức lan tỏa mạnh mẽ của ánh trăng trong đêm rằm tháng giêng. Hai câu thơ cuối cho thấy phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên của Bác Hồ.

Tham khảo thêm:   Resume Mẫu cơ bản - Mẫu 2 (Tiếng Anh)

Bài thơ “Rằm tháng giêng” mang đậm dấu ấn phong cách sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung nghệ thuật của một bài thơ – Chân trời sáng tạo 10 Ngữ văn lớp 10 trang 78 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *