Trong phần nói và nghe, học sinh sẽ được thực hành giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kích. Bởi vậy, Wikihoc.com muốn cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch.
Mong rằng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 10 có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Giới thiệu, đánh giá tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
1. Hướng dẫn
a. Bước 1: Chuẩn bị nói
– Xác định đề tài: là xác định tên tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch cụ thể mà bạn chọn để giới thiệu. Bạn có thể chọn giới thiệu tác phẩm mà mình đã thực hiện bài viết hoặc một tác phẩm khác.
– Bước tìm ý của bài nói về cơ bản không khác với bước tìm ý cho bài viết. Tuy nhiên, với bài nói này, bạn cần ghi lại những thông tin cần thiết.
– Bước lập dàn ý: thực hiện như khi lập dàn ý cho bài viết. Nếu đề tài trùng với đề tài bài viết, có thể tận dụng dàn ý của bài viết. Tuy vậy, vẫn cần chuyển dàn ý bài viết thành dàn ý bài nói với các thông tin chuẩn xác để sử dụng khi nói:
- Thông tin về tác phẩm tác giả, bối cảnh…
- Tóm tắt cốt truyện: mâu thuẫn, sự kiện gần các nhân vật chính, cách giải quyết mâu thuẫn.
- Nêu những điểm nổi bật về nghệ thuật: người kể chuyện, nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ, điểm nhìn…( truyện ngắn, tiểu thuyết), tính xác thực của sự kiện, chi tiết (truyện, kí, hồi kí, du kí…), mâu thuẫn, xung đột, hành động, lời thoại… kết hợp với một số bằng chứng tiêu biểu trong tác phẩm để chứng minh.
– Nêu một số nhận định quan trọng khi đánh giá, nhận xét về tác phẩm.
b. Bước 2: Trình bày bài nói
Để tăng sức thuyết phục, truyền cảm và tương tác hiệu quả trong khi nói, bạn cần lưu ý:
– Trình bày rõ ràng, mạch lạc, từ tốn và tập trung nhấn mạnh vào những đánh giá về nội dung và nghệ thuật và tác phẩm, nên triển khai luận điểm ý kiến từ khái quát đến cụ thể.
– Đưa ra lí lẽ và các bằng chứng tin cậy (trích dẫn từ văn bản).
– Sử dụng ngữ điệu linh hoạt, cử chỉ phù hợp, kết hợp sử dụng một số hình ảnh trực quan (nếu có).
– Di chuyển hợp lí trong không gian nói để có tương tác với người nghe, kết hợp tương tác bằng ánh mắt…
c. Bước 3: Trao đổi và đánh giá
- Trao đổi: Tiến hành thực hiện các bước như ở bài trước.
- Đánh giá: Tự đánh giá kĩ năng nói và nghe của bạn trong cả vai trò người nói lẫn người nghe.
2. Thực hành
Xin chào thầy cô và các bạn, sau đây tôi sẽ giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của đoạn trích “Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây” được trích trong sử thi Đăm Săn – một trong những sử thi rất nổi tiếng của người Ê-đê.
Đầu tiên, đoạn trích này kể về việc Mtao Mxây ganh ghét vì Đăm Săn có vợ đẹp nên quyết tâm bắt Hơ Nhị. Hắn dò la thông tin, khi biết được Đăm Săn đi vắng liền cải trang thành khách đến nhà Đăm Săn, khi trở về nghĩ ra lý do là để quên con dao và bảo Hơ Nhị mang hộ ra ngoài để bắt cóc nàng. Nghe tin vợ mình bị bắt, Đăm Săn tức tốc trở về, đem quan đến đánh Mtao Mxây để cứu vợ. Một cuộc chiến dữ dội diễn ra. Rút bài học từ tên Mtao Grư, Mtao Mxây mặc áo giáp cẩn thận, cầm khiên phòng thủ, không chịu giao chiến. Chỉ khi Đăm Săn dọa phá nhà, hắn mới dám ra giao chiến. Mtao Mxây yếu ớt, kém cỏi còn Đăm Săn thì mạnh mẽ, tài giỏi khiến ai cũng nể sợ. Mtao Mxây sợ hãi bỏ chạy thì bị mũi lao đâm vào đùi, vào bụng nhưng do hắn mặc áo giáo nên không sao. Cuộc chiến diễn ra không phân thắng thua. Đăm Săn mệt mỏi mơ màng thì thấy ông trời bày cách tiêu diệt kẻ ác. Chàng liền làm theo. Đăm Săn lấy chày mòn ném trúng vành tai Mtao Mxây. Áo giáp rơi ra và ngay lập tức Đăm Săn kết thúc cuộc đời của kẻ thù nhanh chóng. Tù trưởng Mtao Mxây cầu xin Đăm Săn tha mạng. Nhưng Đăm Săn kiên quyết phải trừng trị kẻ ác – kẻ đã cướp vợ người khác một cách hèn hạ. Chàng chiến thắng vẻ vang danh tiếng nổi đình nổi đám.
Về nội dung, đoạn trích đã khắc họa hình ảnh Đăm Săn – một con người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc. Tác giả đã xây dựng hai nhân vật đối lập nhau – Mtao Mxây yếu ớt, kém cỏi còn Đăm Săn thì mạnh mẽ, tài giỏi khiến ai cũng nể sợ. Đăm Săn đã khiêu chiến với Mtao Mxây vì hắn cướp vợ của chàng là Hơ Nhị. Điều này chứng tỏ chàng là một người coi trọng danh dự cá nhân cũng như danh dự cộng đồng. Khi Đăm Săn đem quân đến, Mtao Mxây luôn tìm cách phòng thủ. Để dụ hắn ra chiến đấu, Đăm Săn liên tiếp đe dọa: “Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy”, “ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi”, “lấy cầu thang… ta chẻ ra kéo lửa”, “ta hun cái nhà của nhà ngươi”. Nhưng Mtao Mxây lại tìm cách khiêu khích: “Mtao Mxây: “tay ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta”, vì thực ra hắn đang sợ hãi: “ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm”. Trước lời đe dọa của Đăm Săn, hắn buộc phải ra chiến đấu. Liên tiếp ba hiệp đấu diễn ra, hành động của cả hai nhân vật đều được khắc họa rõ nét.
Trong hiệp đấu thứ nhất, Mtao Mxây “múa khiên như trò chơi, khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô, chạy bước cao bước thấp, chạy hết từ bãi tây sang bãi đông, tự xem mình là tướng quen đánh trăm trận, quen xéo nát đất đai thiên hạ”. Còn Đăm Săn thì thách Mtao Mxây múa khiên trước, lúc Mtao Mxây múa khiên Đăm Săn không hề nhúc nhích. Lúc Đăm Săn múa “Một lần xốc tới, chàng vượt qua đồi tranh. Một lần xốc tới nữa chàng vượt qua đồi lồ ô. Chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”. Sự đối lập trong hành động của hai nhân vật đã cho thấy sự yếu đuối của Mtao Mxây và sự khỏe mạnh của Đăm Săn. Hiệp đấu thứ hai trở nên gay cấn hơn khi Đăm Săn trở nên mạnh mẽ hơn nhờ đớp được miếng trầu mà Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn, sức chàng như tăng lên gấp bội, múa khiên càng mạnh, càng nhanh, càng đẹp, “chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc…”. Đăm Săn đuổi theo Mtao Mxây trúng nhưng không thủng đầu vì bộ áo giáp trên người hắn. Hình ảnh “miếng trầu” cũng giống như một phần thưởng nhỏ của Hơ Nhị để tiếp thêm sức mạnh cho chàng. Cuối cùng, nhờ sự giúp sức của Ông Trời, Đăm Săn tìm ra kế sách để đánh bại Mtao Mxây. Chàng đã giành chiến thắng và cứu được vợ mình. Ông trời chính là đại diện của công lý, cũng là đại diện của sức mạnh trí tuệ. Kết thúc trận chiến, Đăm Săn kêu gọi binh lính, đầy tớ của Mtao Mxây đi theo mình cùng nhau xây dựng một cộng đồng lớn mạnh hơn. Lời kêu gọi vô cùng chân thành và tha thiết: “Ơ tất cả dân làng này, các ngươi có đi với ta không? Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn ngựa, hãy đi bắt ngựa. Ai giữ voi, hãy đi bắt voi. Ai giữ trâu, hãy đi lùa trâu về”. Lời kêu gọi ấy đã nhận được sự đồng thuận của dân làng, họ đều cùng chung một mục đích: “Không đi sao được, làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cỏ hoang, người giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa”. Họ đã về cùng với Đăm Săn: “Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến, như mối. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước”. Khi trở về, tất cả cùng nhau mở tiệc ăn mừng chiến thắng – cuộc vui kéo dài suốt mùa khô, tù trưởng khắp nơi đều kéo về. Điều ấy càng cho thấy sự lớn mạnh, phát triển của buôn làng dưới sự quản lý của tù trưởng Đăm Săn.
Không chỉ hấp dẫn về nội dung mà còn ở cả nghệ thuật. Mỗi nhân vật đề có vai trò khác nhau với diễn biến sử thi khiến cho sử thi liên tục phát triển. Các nhân vật có một tính cách riêng. Ngôn ngữ đối thoại được khai thác ở nhiều góc độ. Ngôn ngữ trang trọng, kết hợp ngôn ngữ kể, tả của người dẫn truyện và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, ngôn ngữ giàu âm thanh và hình ảnh
Như vậy, đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” đã đem đến cho người đọc cảm nhận chân thực về hình ảnh người anh hùng trong sử thi “Đăm Săn” nổi tiếng của dân tộc Ê-đê.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch – Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 10 trang 86 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.