Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Dòng “Sông Đen” – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 68 sách Chân trời sáng tạo tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hai vạn dặm dưới đáy biển là một tác phẩm nổi tiếng sẽ được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn 7.  Đoạn trích Dòng “Sông Đen” sẽ được tìm hiểu trong chương trình học Ngữ văn 7. Hôm nay, tài liệu Soạn văn 7: Dòng “Sông Đen”, sẽ được Wikihoc.com giới thiệu đến bạn đọc.

Soạn bài Dòng "Sông Đen"
Soạn bài Dòng “Sông Đen”

Các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo cho quá trình chuẩn bị bài. Mời theo dõi nội dung chi tiết ngay bên dưới.

Soạn bài Dòng “Sông Đen” – Mẫu 1

Chuẩn bị đọc

Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó.

Gợi ý:

Tưởng tượng: Không gian dưới đáy biển tối tăm. Ánh đèn của tàu ngầm chiếu sáng đến đâu mới nhìn rõ đến đấy. Tàu đang dần đi xuống đáy biển, hai bên là hai vách đá lớn. Một số loài sinh vật nhỏ bé, có hình dáng kì lạ đang bơi xung quanh.

Đọc văn bản

Câu 1. Dựa vào hành trình mà giáo sư A-rô-nắc đã kể, em hãy giải thích tại sao tác giả lại đặt tên chương này là Dòng “Sông Đen”.

Chương này kể về tàu Nau-ti-lơtx chạy theo một hải lưu có cái tên Nhật Bản là Cư-rô-xi-ô nghĩa là Sông Đen.

Câu 2. Qua 5 lượt thoại giữa giáo sư A-rô-nắc và Nét Len, em thấy họ có ý kiến như thế nào về thuyền trưởng Nê-mô và việc ở lại con tàu Nau-ti-lớt?

Họ không biết gì về thuyền trưởng Nê-mô, trong khi Nét Len tỏ ra lo lắng, muốn trốn khỏi tàu thì giáo sư A-rô-nắc muốn ở lại con tàu để xem xét mọi thứ.

Câu 3. Xác định những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của đáy biển qua cửa kính của con tàu Nau-ti-lơtx.

  • Đáy biển mênh mông.
  • Ánh sáng rực rỡ.
  • Nhìn qua ô cửa, ta có cảm tưởng như đứng trước một bể nuôi cá khổng lồ.

Câu 4. Em hình dung như thế nào về cảnh được miêu tả trong đoạn này?

Khung cảnh đẹp đẽ, kì lạ.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Văn bản viết về đề tài gì?

Đề tài: Khám phá thế giới bí ẩn dưới đại dương.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn sử dụng CorelDRAW 12 Cách dùng CorelDRAW 12

Câu 2. Xác định tình huống, nhân vật, không gian, thời gian trong văn bản.

  • Tình huống: A-rô-nắc, Công-xây, Nét Len bị bắt vào con tàu Nau-ti-lơtx hiện đại, với một vị thuyền trưởng bí ẩn và họ không biết điều gì sẽ xảy ra.
  • Nhân vật: A-rô-nắc, Công-xây, Nét Len
  • Không gian: Trong chiếc tàu ngầm đang ở dưới đáy biển với khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ.
  • Thời gian: Từ trưa cho đến chiều, ánh sáng tự nhiên giúp họ nhìn khám phá được vẻ đẹp của biển cả.

Câu 3. Liệt kê những sự kiện chính xảy ra với nhân vật giáo sư A-rô-nắc trong văn bản.

– Giáo sư A-rô-nắc kết thúc cuộc nói chuyện với thuyền trưởng Nê-mô, tiếp tục ngồi nghĩ về cách tiếp đón lạnh lùng nhưng vẫn chu đáo của vị thuyền trưởng này.

– Tìm trên bản đồ và xác định tàu Nau-ti-lơtx đang chạy theo hải lưu có cái tên Nhật Bản là Cư-rô-xi-ô, nghĩa là “Sông Đen”.

– Giáo sư A-rô-nắc tranh cãi với Nét Len về thuyền trưởng Nê-mô và về việc ở lại hay trốn khỏi con tàu Nau-ti-lơtx.

– Tận mắt chứng kiến hình ảnh dưới đáy đại dương khi con tàu đi vào dòng sông đen.

Câu 4. Tác giả để cho giáo sư A-rô-nắc và Nét Len tranh luận về vấn đề gì? Em có đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn giữa hai nhân vật này của tác giả không? Vì sao?

– Giáo sư A-rô-nắc và Nét Len tranh luận về vấn đề: Chiếm con tàu Nau-ti-lơtx hoặc bỏ trốn khỏi con tàu. Nhưng trước thế giới bí ẩn của đại dương, Nét Len đã từ bỏ ý định.

– Ý kiến: Đồng ý/Không đồng ý.

– Nguyên nhân: Đồng ý vì nếu bỏ trốn sẽ không có cơ hội trải nghiệm hành trình dưới đáy biển/Không đồng tình với cách giải quyết của tác giả vì với cách giải quyết này, mâu thuẫn trong Nét Len không được giải quyết, chỉ tạm lắng xuống khi Nét Len bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của đại dương bí ẩn. Trên thực tế, vào cuối cuộc hành trình, Nét Len, giáo sư A-rô-nắc, Công-xây đã bỏ trốn khỏi tàu Nau-ti-lơtx.

Câu 5. Tìm trong văn bản một số chi tiết về nhân vật Nê-mô và điền vào cột thứ 2 của bảng sau (làm vào vở):

Nhân vật Nê-mô

Biểu hiện qua các chi tiết

Cử chỉ, hành động của Nê-mô

Lịch sự chào A-rô-nắc trước khi đi ra.

Đón tiếp ba người họ lạnh lùng nhưng vẫn chu đáo.

Chưa lần nào bắt tay và đưa tay cho A-rô-nắc.

Cho dọn sẵn bàn ăn tiếp đón các vị khách.

Thái độ của A-rô-nắc về Nê-mô

Băn khoăn về thái độ đón tiếp lạnh lùng mà vẫn chu đáo của Nê-mô.

Đánh giá cao tài năng chế tạo tàu ngầm hiện đại của Nê-mô.

Thái độ của Nét Len về Nê-mô

Nghi ngờ, không tin tưởng.

Chống đối, cho rằng ở trên tàu không an toàn.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Đẽo cày giữa đường - Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 6 sách Cánh diều tập 2

Câu 6. Tóm tắt nội dung văn bản.

Giáo sư A-rô-nắc, Công-xây và Nét Len được đưa vào tàu Nau-ti-lơtx . Ở đây, họ được thuyền trưởng Nê-mô tiếp đãi rất chu đáo. Trong khi giáo sư A-rô-nắc tỏ ra thích thú, tò mò về những điều bí ẩn nơi đây thì Nét Len lại tỏ ra nghi ngờ, cho rằng ở trên tàu không an toàn và muốn tìm cách bỏ trốn. Những khung cảnh đẹp đẽ dưới đáy biển đã khiến anh từ bỏ ý định. Câu chuyện khép lại là dòng suy nghĩ của giáo sư A-rô-nắc và con tàu Nau-ti-lơtx chảy xiết theo Dòng “Sông đen”.

Xem thêm: Tóm tắt nội dung văn bản Dòng “Sông Đen” 

Câu 7. Tàu Nau-ti-lơtx được điều khiển hoàn toàn bằng điện năng, trong khi vào thời điểm tác phẩm ra đời, điện năng chưa phải là năng lượng chủ yếu trong công nghiệp. Tàu Nau-ti-lơtx có thể lặn xuống bất cứ độ sâu nào mà không bị vỡ cửa kính.

Những khả năng vượt trội như vậy của tàu Nau-ti-lúx giúp em hiểu thêm điều gì về đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng?

  • Tình huống truyện mang tính thử thách, phiêu lưu.
  • Nhân vật thường là nhà phát minh khoa học, hoặc những ngành nghề liên quan.
  • Những yếu tố tưởng tượng…

Soạn bài Dòng “Sông Đen” – Mẫu 2

Câu 1. Văn bản viết về đề tài gì?

Văn bản viết về đề tài: Khám phá thế giới bí ẩn dưới đại dương.

Câu 2. Xác định tình huống, nhân vật, không gian, thời gian trong văn bản.

  • Tình huống: Ba nhân vật là A-rô-nắc, Công-xây và Nét Len bị bắt vào con tàu Nau-ti-lơtx, họ không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
  • Nhân vật: A-rô-nắc, Công-xây, Nét Len, thuyền trưởng Nê-mô
  • Không gian: Dưới đáy biển sâu với những cảnh tượng đẹp đẽ.
  • Thời gian: Từ trưa đến chiều

Câu 3. Liệt kê những sự kiện chính xảy ra với nhân vật giáo sư A-rô-nắc trong văn bản.

– Giáo sư A-rô-nắc kết thúc cuộc nói chuyện với thuyền trưởng Nê-mô, tiếp tục ngồi nghĩ về cách tiếp đón lạnh lùng nhưng vẫn chu đáo của vị thuyền trưởng này

– Tìm trên bản đồ và xác định tàu Nau-ti-lơtx đang chạy theo hải lưu có cái tên Nhật Bản là Cư-rô-xi-ô, nghĩa là “Sông Đen”

– Giáo sư A-rô-nắc tranh cãi với Nét Len về thuyền trưởng Nê-mô và về việc ở lại hay trốn khỏi con tàu Nau-ti-lơtx

– Tận mắt chứng kiến hình ảnh dưới đáy đại dương khi con tàu đi vào dòng sông đen.

Câu 4. Tác giả để cho giáo sư A-rô-nắc và Nét Len tranh luận về vấn đề gì? Em có đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn giữa hai nhân vật này của tác giả không? Vì sao?

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS An Hiệp năm 2013 - 2014 Môn: Sinh học

– Giáo sư A-rô-nắc và Nét Len tranh luận về vấn đề: Chiếm tàu hay bỏ trốn khỏi tàu.

– Cách giải quyết: Không chiếm hay bỏ trốn mà ở lại tàu.

– Ý kiến: Đồng ý. Vì cách giải quyết trên là hợp lí vì họ có thể tiếp tục khám phá đại dương.

Câu 5. Tìm trong văn bản một số chi tiết về nhân vật Nê-mô và điền vào cột thứ 2 của bảng sau (làm vào vở):

Nhân vật Nê-mô

Biểu hiện qua các chi tiết

Cử chỉ, hành động của Nê-mô

Lịch sự chào A-rô-nắc trước khi đi ra.

Đón tiếp ba người họ lạnh lùng nhưng vẫn chu đáo.

Chưa lần nào bắt tay và đưa tay cho A-rô-nắc.

Cho dọn sẵn bàn ăn tiếp đón các vị khách.

Thái độ của A-rô-nắc về Nê-mô

Băn khoăn về thái độ đón tiếp lạnh lùng mà vẫn chu đáo của Nê-mô.

Đánh giá cao tài năng chế tạo tàu ngầm hiện đại của Nê-mô.

Thái độ của Nét Len về Nê-mô

Nghi ngờ, không tin tưởng.

Chống đối, cho rằng ở trên tàu không an toàn.

Câu 6. Tóm tắt nội dung văn bản.

Con tàu Lin-côn đã đụng độ con quái vật, bị nó đâm chìm. Giáo sư A-rô-nắc cùng Công-xây, Nét Len bị rơi xuống biển. Họ đã được tàu Nau-ti-lơtx cứu. Ở đây, cả ba đã biết được con quái vật biển trong lời đồn thực chất tàu điện ngầm, thuyền trưởng của tàu là Nê-mô – người đã tiếp đãi họ rất chu đáo. Trên con tàu Nau-ti-lớtx, giáo sư A-rô-nắc đã có những trải nghiệm kì thú về cuộc sống dưới lòng đại dương. Nhưng Nét Lên, người cộng sự của ông tỏ ra nghi ngờ và mong muốn trở về đất liền. Câu chuyện khép lại là dòng suy nghĩ của giáo sư A-rô-nắc và con tàu Nau-ti-lơtx chảy xiết theo Dòng “Sông Đen”.

Câu 7. Tàu Nau-ti-lơtx được điều khiển hoàn toàn bằng điện năng, trong khi vào thời điểm tác phẩm ra đời, điện năng chưa phải là năng lượng chủ yếu trong công nghiệp. Tàu Nau-ti-lơtx có thể lặn xuống bất cứ độ sâu nào mà không bị vỡ cửa kính.

Những khả năng vượt trội như vậy của tàu Nau-ti-lúx giúp em hiểu thêm điều gì về đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng?

  • Tình huống truyện mang tính thử thách, phiêu lưu.
  • Nhân vật thường là nhà phát minh khoa học, hoặc những ngành nghề liên quan.
  • Những yếu tố tưởng tượng…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Dòng “Sông Đen” – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 68 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *