Soạn bài Dòng Mê Kông “giận dữ” Chân trời sáng tạo là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc khi chuẩn bị bài.
Cùng theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu được Wikihoc.com đăng tải ngay sau đây để chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.
Soạn bài Dòng Mê Kông “giận dữ”
Câu 1. Xác định kiểu bố cục của văn bản. Nhận xét mức độ phù hợp giữa nhan đề với nội dung của văn bản. Đề xuất một nhan đề khác cho văn bản và lí giải cơ sở đề xuất của bạn.
Hướng dẫn giải:
– Kiểu bố cục: lô-gíc
– Nhan đề đã thể hiện được nội dung của văn bản
– Đề xuất: âm thanh của sông Mê Kông; Cơ sở dựa vào nội dung văn bản,.
Câu 2. Những thông tin, dữ liệu được nêu trong văn bản có ý nghĩa thời sự trong thời điểm hiện tại hay không? Hãy lí giải.
Hướng dẫn giải:
Những thông tin, dữ liệu được nêu trong văn bản vẫn có ý nghĩa thời sự trong thời điểm hiện tại vì nó cảnh bảo con người về thiên tai có thể xảy ra, từ đó ý thức được việc phòng tránh.
Câu 3. Xác định thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của phần văn bản Sông đói “ngoạm bờ”. Phân tích vai trò của các thông tin chi tiết trong phần văn bản trên.
Hướng dẫn giải:
– Thông tin cơ bản của phần Sông đói “ngoạm bờ”: xây dựng hàng loạt đập thủy điện ở Trung Quốc – thượng nguồn Mê Kông dẫn đến thiếu phù sa.
– Các chi tiết của phần văn bản Sông đói “ngoạm bờ”:
- Giảm tải lượng phù sa mịn tại nguồn vào năm 2014, năm 2040, lí do gây nên thực trạng đó là do một loạt đập thủy điện ở Trung Quốc – thượng nguồn Mê Kông – đi vào hoạt động.
- Nguyên nhân gây ra vụ sạt lở ở cù lao An Bình và những cảnh báo của SIWRR về tốc độ diễn biến xói bồi do tác động của con người.
- Nguyên nhân gây ra sự cố sạt lở lịch sử cuối năm 2022 tại cù lao An Bình là do tác động của con người khi nạo vét lòng dẫn và khai thác cát quá mức.
– Vai trò của các chi tiết trong phần Sông đói “ngoạm bờ”: giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung.
Câu 4. Nhận xét hiệu quả sử dụng của những từ ngữ như vết thương, nội soi tổng quát, cơ thể tự nhiên trong phần văn bản: “Khi “vết thương” ở bờ sông vừa tạm lành, các cơ quan chuyên môn lại phát hiện mối nguy mới nhiều khả năng sẽ phức tạp hơn cho cù lao An Bình … như chặt phá rừng, xây dựng đập hay khai thác cát, đều sẽ phải “trả giá””.
Hướng dẫn giải:
Hiệu quả: thể hiện chân thực, rõ ràng hơn về tình trạng của con sông.
Câu 5. Nếu văn bản không sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ thì hiệu quả biểu đạt của thông tin sẽ như thế nào?
Câu 6. Xác định đề tài của văn bản. Đề tài ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh phát triển kinh tế – xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay?
Câu 7. Bạn đánh giá như thế nào về quan điểm: “Mọi tác động qua lại giữa con người và dòng sông đều mang tính nhân quả, có tầm ảnh hưởng liên khu vực”.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Dòng Mê Kông giận dữ Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 101 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.