Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Đợi mẹ – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 98 sách Chân trời sáng tạo tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Đợi mẹ của nhà thơ Vũ Quần Phương được học trong chương trình môn Ngữ văn. Bởi vậy, Wikihoc.com muốn cung cấp bài Soạn văn 7: Đợi mẹ, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 2.

Soạn bài Đợi mẹ
Soạn bài Đợi mẹ

Mời các bạn học sinh lớp 7 tham khảo tài liệu rất hữu ích mà chúng tôi đã tổng hợp, sẽ được đăng tải ngay dưới đây.

Soạn bài Đợi mẹ

Chuẩn bị đọc

Đợi chờ luôn mang lại cho người đợi những cảm xúc đặc biệt. Hãy chia sẻ với các bạn những cảm xúc của em khi đợi chờ một ai đó/một điều gì đó.

Gợi ý:

Cảm xúc khi chờ đợi: Háo hức, thấp thỏm, mong ngóng…

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Em hình dung thấy điều gì khi đọc đoạn thơ này?

Hình dung: Hình ảnh em bé ngồi đợi mẹ.

Câu 2. Mẹ đã bế ai vào nhà? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy?

Mẹ đã bế em bé vào nhà. Dựa vào câu thơ “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”.

Tham khảo thêm:   Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 9 môn Tin học (3 bộ sách) Góp ý SGK lớp 9 năm 2024 - 2025

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ. Em có nhận xét gì về cách gieo vần và ngắt nhịp ấy?

  • Vần lưng (nhà – xa); cách ngắt nhịp: 2/2/3, 2/2, 3/3, 2/3, 3/2…
  • Cách gieo vần và ngắt nhịp linh hoạt, góp phần diễn tả tâm trạng chờ đợi của em bé.

Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé.

  • Từ ngữ: ngồi nhìn, lẫn, trống trải, chờ, khuya, bế
  • Hình ảnh: em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa, vầng trăng non, đom đóm bay, bàn chân mẹ lội bùn ì oạp, hoa mận trắng lung linh, mẹ bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ
  • Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (em bé, mẹ); ẩn dụ (mẹ bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ)

=> Tác dụng: Góp phần diễn tả tâm trạng của em bé khi chờ đợi mẹ.

Câu 3. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”.

Hình ảnh “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”: Hình ảnh “nỗi đợi vẫn nằm mơ” chính là em bé đang chờ đợi mẹ đến ngủ quên ngoài đầu hè. Và mẹ bế em bé vào nhà với tất cả tình yêu thương, nâng niu.

Câu 4. Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy.

  • Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc: Tình cảm yêu thương, nhớ nhung.
  • Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc đó: Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ; Mẹ lẫn trên cánh đồng.; Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ; Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa; Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.
Tham khảo thêm:   Hướng dẫn nhận thẻ bài LCK Legendaries miễn phí

Câu 5. Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ trên?

Thông điệp: Bài thơ gửi gắm thông điệp về tình mẫu tử thiêng liêng, trân quý.

Câu 6. Tình cảm của bé và mẹ dành cho nhau gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình?

Tình cảm của bé và mẹ dành cho thấy tình cảm giữa người thân trong gia đình thật đáng trân trọng, đẹp đẽ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Đợi mẹ – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 98 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *