Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa, hướng dẫn chuẩn bị bài.
Tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo chi tiết ngay dưới đây.
Soạn bài Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa
Trước khi đọc
Câu 1. Sách văn học hấp dẫn đối với nhiều người, trong đó có thể có em. Điều gì đã tạo nên sức cuốn hút ấy?
Gợi ý: Sách văn học viết về nhiều đề tài khác nhau, đem đến cho người đọc nhiều khám phá, bài học thú vị.
Câu 2. Có những tác phẩm văn học cần được đọc đi đọc lại nhiều lần. Theo em, thực tế đó nói lên điều gì?
Gợi ý: Những tác phẩm văn học có sức hấp dẫn hoặc gửi gắm nhiều ý nghĩa nên cần được đọc lại nhiều lần mới hiểu được hết.
Đọc văn bản
Câu 1. Tác giả quan niệm đọc văn là gì?
Đọc văn là thông qua văn bản văn học mà đọc hiểu được thế giới và cuộc đời, đi tìm ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học.
Câu 2. Các cách diễn đạt “vì thế”, “mới thực sự là”, “vậy nên”, “thực tế cho thấy” có tác dụng gì?
Giúp cho văn bản chặt chẽ, có sự liên kết.
Câu 3. Theo tác giả, đọc văn là cuộc chơi. Phải chăng đã tham gia chơi thì phải tôn trọng luật của nó?
Đọc văn phải tôn trong văn bản, từ ngôn từ đến hình tượng.
Câu 4. Cách nêu bằng chứng trong văn bản này có gì khác với văn bản “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”?
Ít dẫn chứng, phân bố tập trung vào một số vấn đề.
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Luận đề của văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa là gì?
Bàn về bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn.
Câu 2. Em hãy chỉ ra các luận điểm trong văn bản. Các luận điểm đó có tác dụng làm rõ những khía cạnh nào trong văn bản?
– Ý nghĩa của văn học là tiềm ẩn và khó nắm bắt
– Mục đích của việc đọc văn là đi tìm ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học.
– Cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc.
– Người đọc được quyền tự do nhưng không tùy tiện trong tiếp nhận.
– Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì.
– Giá trị của việc đọc văn.
=> Các luận điểm làm rõ mọi khía cạnh trong văn bản.
Câu 3. Tác giả cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học thường không cố định. Câu văn nào trong văn bản giúp em hiểu rõ về vấn đề này?
Lí thuyết đọc ngày nay cho thấy ý nghĩa của văn học không ngừng biến động, lớn lên, tùy vào cách người ta thiết lập mối liên hệ giữa các loại văn bản với nhau.
Câu 4. Trong văn bản, các từ ngữ như chơi trò, trò chơi, ú tim, chơi được lặp lại nhiều lần. Với những từ ngữ đó, tác giả lí giải như thế nào về việc đọc văn?
Đọc văn cũng giống như một cuộc chơi, trò chơi cần có luật chơi và phải đem đến cho người chơi niềm yêu thích, hứng thú. Khi tham gia cuộc chơi, cần tuân thủ luật chơi, tôn trọng nó. Việc liên tưởng với trò chơi ú tim hàm ý đây là cuộc chơi bất ngờ.
Câu 5. Luận điểm “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” ở đoạn (3) đã được tác giả làm sáng tỏ như thế nào? Em hãy bổ sung một số bằng chứng lấy từ trải nghiệm đọc của chính mình.
Câu 6. Trong đoạn (4) có câu: “Thưởng thức văn học cũng có quy luật.”. Câu văn đó nhắc nhở em điều gì?
Câu 7. Đọc đoạn (5) và cho biết vì sao tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì. Giọng văn trong đoạn (5) có gì khác với những đoạn còn lại?
Câu 8. Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa đoạn (5) và đoạn (6). Mối quan hệ đó làm rõ ý nghĩa gì của việc đọc văn?
Viết kết nối với đọc
Vì sao có thể nói “không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong”? Em hãy viết đoạn văn khoảng 7 – 9 câu trả lời câu hỏi đó.
Xem thêm: Đoạn văn về ý kiến Không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 66 sách Kết nối tri thức tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.