Wikihoc.com sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 9: Đình công và nổi dậy, với những kiến thức hữu ích.
Bạn đọc có thể theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được Wikihoc.com giới thiệu ngay sau đây.
Soạn bài Đình công và nổi dậy
1. Chuẩn bị
– Vi Huyền Đắc (1899 – 1997), quê ở Quảng Ninh.
– Một số tác phẩm như: Hoàng mộng điệp (năm 1922), Uyên ương (năm 1927), Hai tối tân hôn (1929), Nghệ sĩ hồn (1932), Kinh Kha (1934), Trường hận (bằng tiếng Pháp, được giải thưởng của Viện Hàn lâm Nice, Pháp), Lệ Chi Viên (diễn tại Hà Nội 1943), Khóc lên tiếng cười (diễn tại Hà Nội 1943).
2. Đọc hiểu
Câu 1. Thái độ ông chủ mỏ như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Thái độ của ông chủ mỏ vừa rối bời, lo lắng.
Câu 2. Những chi tiết nào cho thấy tình hình ngày càng căng thẳng?
Hướng dẫn giải:
Chi tiết cho thấy tình hình ngày càng căng thẳng: ông Chung lại bàn giấy kéo ra khẩu súng lục, dân công đã bỏ cái nhà kho và kéo lại đằng ông Chung và bà Ba.
Câu 3. Vì sao thợ mỏ đình công?
Hướng dẫn giải:
Thợ mỏ đình công là do ông Chung phát gạo kém, gạo xấu không ăn được, cá mắm thối,…
Câu 4. Phần chỉ dẫn sân khấu cho biết điều gì?
Hướng dẫn giải:
Phần chỉ dẫn sân khấu cho thấy ông Chung đã bị bắn.
Câu 5. Kết thúc có gì bất ngờ?
Hướng dẫn giải:
Kết thúc bất ngờ: ông Chung chết, bà Ba bị cả Bích đẩy ngã để cướp chìa khoá nhưng cũng không lấy được gì vì người dân đã ùa vào.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Đoạn trích Đình công và nổi dậy kể về sự kiện gì? Có những tuyến nhân vật nào? Ai là đại diện cho mỗi tuyến nhân vật?
Hướng dẫn giải:
– Sự kiện: thợ mỏ đình công
– Các tuyến nhân vật:
- Nhân vật ông Chung, bà Ba, cả Bích: giàu có, tham lam
- Thơ mỏ: chăm chỉ, dũng cảm.
Câu 2. Em dựa vào những chi tiết nào để biết được bối cảnh và tình hình căng thẳng của câu chuyện?
Hướng dẫn giải:
Dựa vào chi tiết: chỉ dẫn sân khấu, hành động nhân vật,…
Câu 3. Phân tích nhân vật ông chủ mỏ Trần Thiết Chung qua thái độ, lời thoại và hành động…
Hướng dẫn giải:
– Thái độ: coi thường những người lao động “không sợ… cửa sổ toàn bằng gỗ lim nạm sắt, chúng nó có phá được còn khó…”; “ta có khẩu súng này thì còn sợ gì”.
– Lời thoại: tỏ ra trịch thượng “Các anh đừng có nói bậy… Ai bỏ các anh em chết đói? Nếu các anh đi làm ăn cẩn thận, có ngày nào không phát gạo, phát hàng”, “Lần này là lần cuối cùng, tôi ra lệnh cho các anh, ai phải về trại ấy ngay lập tức, rồi tôi sẽ liệu…”.
– Hành động: dứt khoát, đối mặt với người lao động “Mình không ngại, thế nào họ cũng đến kịp… Dầu chúng nó có gậy gộc, cuốc xẻng cũng không sao đến gần mình được…. Mình đừng ngại”, “Ô hay, sợ cái gì… Mình cứ để tôi ra xem chúng nó nói gì… Có súng đây, sợ gì”
=> Một kẻ độc ác, ngang ngược
Câu 4. Qua đoạn trích, hãy nhận xét cách xây dựng diễn biến xung đột của tác giả.
Câu 5. Theo em, đặc điểm bi kịch thể hiện như thế nào trong văn bản? (Gợi ý: cần kết hợp với nội dung tóm tắt vở kịch).
Câu 6. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu ấn tượng của mình về những người nổi loạn trong văn bản kịch Đình công và nổi dậy.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Đình công và nổi dậy Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 92 sách Cánh diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.