Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Đất nước là gì? (trang 80) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 28 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Tiếng Việt 3: Đất nước là gì? – Tuần 28 giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc, nói và nghe,viết và vận dụng củaBài 17 chủ đề Đất nước ngàn năm SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 80, 81, 82.

Qua đó, còn giúp các em biết cách phân biệt tr/ch, ươc/ươt, viết về cảnh vật quê hương, đất nước Việt Nam. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Soạn bài phần Đọc: Đất nước là gì?

Khởi động

Nói 2 – 3 câu giới thiệu về đất nước mình.

Gợi ý:

  • Hình dáng đất nước ta thế nào?
  • Thủ đô của nước ta tên là gì?
  • Lá cờ Tổ quốc như thế nào?
  • Nước ta có bao nhiêu dân tộc anh em.

Trả lời:

  • Hình dáng đất nước cong cong hình chữ S.
  • Thủ đô của nước ta tên là: Hà Nội.
  • Lá cờ Tổ quốc: Cờ đỏ có ngôi sao vàng ở giữa.
  • Nước ta có 54 dân tộc anh em.
Tham khảo thêm:   Đáp án Cuộc thi Tuyên truyền quy tắc ứng xử năm 2021 Cuộc thi "Tuyên truyền Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội”

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Ở 2 khổ thơ đầu, bạn nhỏ hỏi những điều gì về đất nước?

Trả lời:

Bạn nhỏ hỏi về đất nước là:

  • Đất nước là gì / Vẽ bằng bút chì / Có vừa trang giấy?
  • Làm sao để thấy / Núi cao thế nào / Biển rộng là bao / Cách nào đo nhỉ?

Câu 2: Bạn ấy đã tự suy nghĩ để trả lời câu hỏi đó như thế nào?

a. Đất nước có ở nhà:…

b. Đất nước có ở trường học:…

c. Đất nước là mọi cảnh vật thiên nhiên quanh ta:…

Trả lời:

Chọn c. Đất nước là mọi cảnh vật thiên nhiên quanh ta:…

Câu 3: Hai câu thơ cuối bài cho thấy bạn nhỏ đã nhận ra điều gì?

Trả lời:

Bạn nhỏ nhận ra rằng tất cả những gì xung quanh ta, từ những gì giản đơn, nhỏ bé nhất đều góp phần tạo thành đất nước.

Câu 4: Em có đồng ý với suy nghĩ của bạn nhỏ về đất nước không? Vì sao?

* Học thuộc lòng bài thơ.

Trả lời:

Em đồng ý với suy nghĩ của bạn nhỏ về đất nước. Vì đất nước là những gì gần gũi nhất đối với ta, là thiên nhiên, là con người. Mỗi một điều giản dị nhỏ bé ở trong đất nước, đều tạo thành đất nước.

Soạn bài phần Nói và nghe: Cảnh đẹp đất nước

Câu 1: Giới thiệu một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam mà em biết.

Đất nước là gì?

Trả lời:

Vịnh Hạ Long là một trong những danh lam thắng cảnh mà em rất ấn tượng. Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh khổng lồ với hàng ngàn đảo đá. Các đảo đá được thiên nhiên tạo thành các hình thù khác nhau như hòn Trống hòn Mái, hòn Rùa. Nước biển Hạ Long bốn mùa trong xanh. Vịnh Hạ Long còn có rất nhiều các hang động. Động Thiên Cung nguy nga lộng lẫy với rất nhiều thạch nhũ, hang Đầu Gỗ khỏe khoắn. Còn vô số các hang động đẹp khác gắn liền với các truyền thuyết dân gian như là hang Trinh Nữ, Hồ Động Tiên… Vịnh Hạ Long đã được công nhận là một trong những kỳ quan của thế giới. Em rất tự hào về điều đó và càng thêm yêu đất nước mình.

Tham khảo thêm:   Công văn 561/BHXH-CSYT Mức hưởng BHYT tại xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh

Câu 2: Nêu cảm nghĩ của em về cảnh đẹp của đất nước Việt Nam.

Trả lời:

Em rất yêu và tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước ta. Bởi mỗi cảnh đẹp của đất nước ta đều vô cùng ý nghĩa. Những địa danh lịch sử nổi tiếng gắn liền với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, văn hóa và bức tranh phong cảnh. Những cánh đồng bát ngát, trù phú hứa hẹn một mùa bội thu. Hay phong cảnh xứ Huế, đường vào quê Bác nên thơ, hữu tình. Mỗi cảnh đẹp đều chiếm một vị trí trong trái tim em với đầy tình yêu và lòng tự hào.

Soạn bài phần Viết: Bản em

Câu 1: Nghe – viết:

Bản em

Bản em trên chóp núi
Sớm bồng bềnh trong mây
Sương rơi như mưa dội
Trưa mới thấy mặt trời.

Cây pơ-mu đầu dốc
Im như người lính canh
Ngựa tuần tra biên giới
Dừng đỉnh đèo hí vang.

Nhìn xuống sâu thung lũng
Nắng như rót mật vàng
Thác trắng tung dải lụa
Ngô xanh hai sườn non…

(Nguyễn Thái Vận)

Câu 2: Chọn tiếng thích hợp thay cho ô vuông.

  • chiều/triều: nắng … thủy … … đại … chuộng
  • chở/trở: che … … thành … hàng … ngại

Trả lời:

  • Nắng chiềuthủy triềutriều đại chiều chuộng
  • Che chở Trở thành chở hàng trở ngại

Câu 3: Làm bài tập a hoặc b.

a. Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông.

Tham khảo thêm:   Công văn 159/KCB-NV Chấn chỉnh công tác quản lý người bệnh nghi ngờ và người nhiễm Covid-19

Sông Bạch Đằng đã đi vào …ang sử …ống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Ai đã đi qua nơi này cũng cảm thấy tự hào về …uyền thống giữ nước của …a ông ta.

(Theo Đoàn Minh Tuấn)

b. Chọn ươc hoặc ươt thay cho ô vuông.

  • Đi ng… về xuôi
  • Đi tr… về sau
  • Non xanh n… biếc
  • V… núi băng rừng

Trả lời:

a. Sông Bạch Đằng đã đi vào trang sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Ai đã đi qua nơi này cũng cảm thấy tự hào về truyền thống giữ nước của cha ông ta.

b. Ta điền ươc hoặc ươt như sau:

  • Đi ngược về xuôi
  • Đi trước về sau
  • Non xanh nước biếc
  • Vượt núi băng rừng

Soạn bài phần: Vận dụng

Tìm đọc bài văn, bài thơ viết về cảnh vật quê hương, đất nước Việt Nam.

Trả lời:

Em có thể tham khảo một số bài đọc như:

  • Quê hương – Nguyễn Đình Huân
  • Đường về quê mẹ – Đoàn Văn Cừ.
  • Hà Nội 36 phố phường – Thạch Lam

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Đất nước là gì? (trang 80) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 28 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *