Soạn bài Dàn nhạc mùa hè giúp các em học sinh lớp 2 hiểu rõ ý nghĩa bài tập đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 34, 35, 36.
Nhờ đó, các em viết chữ hoa T, từ chỉ đặc điểm, dấu chấm. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọcDàn nhạc mùa hè – Tuần 22 của Bài 3 chủ đề Bốn mùa tươi đẹp theo chương trình mới. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Soạn bài phần Khởi động – Bài 3: Dàn nhạc mùa hè
Đố bạn về các mùa:
Mùa gì cho lá xanh cây
Cho bé thêm tuổi má hây hây hồng?
(Là mùa gì?)
Mùa gì bé đón trăng rằm
Rước đèn phá cỗ chị Hằng cùng vui?
(Là mùa gì?)
Gợi ý trả lời:
- Là mùa xuân
- Là mùa thu
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 3: Dàn nhạc mùa hè
Câu 1
Đọc Dàn nhạc mùa hè
DÀN NHẠC MÙA HÈ
Tiếng ve bay ra
Từ hoa loa kèn
Nhạc trưởng ve kim
Mở màn mùa hạ.
Tiếng chim tu hú
Tiếng nhị, tiếng hồ
Tiếng chim cúc cu
Cung trầm, cung bổng.
Véo von, lồng lộng
Sáo sậu lưng trời
Cào cào giã gạo
Nhịp chày sóng đôi.
Khép cánh màn nhung
Đỏ trời hoa phượng
Ve là nhạc trưởng
Dàn nhạc mùa hè.
Dương Kỳ Anh
– Nhị, hồ: tên hai loại nhạc cụ
– Cung: đơn vị đo lường khoảng cách giữa hai nốt nhạc
1. Ai mở màn cho khúc ca mùa hạ?
2. Gọi tên những người bạn trong dàn nhạc mùa hè.
3. Hình ảnh nào trong khổ thơ cuối báo hiệu mùa hè đến?
4. Em thích người bạn nào nhất trong dàn nhạc mùa hè? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
1. Mở mèn cho khúc ca mùa hạ là tiếng ve.
2. Những người bạn trong dàn nhạc mùa hè là: ve sầu, chim tu hú, chim cúc cu, sáo sậu, cào cào.
3. Hình ảnh hoa phượng đỏ trong khổ thơ cuối báo hiệu mùa hè đến.
4. Em thích chim cúc cu nhất trong dàn nhạc mùa hè. Vì tiếng chim cúc cu cung trầm, cung bổng, tạo cảm giác nhịp điệu cho dàn nhạc mùa hè.
Sắc màu mùa hạ
Tìm từ ngữ chỉ màu sắc của bầu trời, cây cối khi mùa hè đến.
Trả lời:
Từ ngữ chỉ màu sắc của bầu trời, cây cối khi mùa hè đến: trong xanh, xanh mướt.
Câu 2
Viết: Tấc đất tấc vàng.
Trả lời:
* Cấu tạo: Gồm nét cong trái, nét thắt và nét cong phải.
* Cách viết: Đặt bút giữa ĐK dọc 2 và 3, phía dưới ĐK ngang 3 một li, viết nét cong trái nhỏ kết hợp viết nét thắt rồi viết tiếp nét cong trái lớn liền mạch với nét cong phải và dừng bút cách bên phải ĐK dọc 2 một li, dưới ĐK ngang 2.
Câu 3
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Chọn từ ngữ không cùng nhóm:
b. Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong 2 khổ thơ sau:
Giọt nắng của mùa thu
Trong veo màu ngọc bích
Nắng tan vào bông cúc
Làm vàng cả mùa thu.
Giọt nắng của mùa đông
Say sưa ngủ ngoài đồng
Cho cây bắp cải nhỏ
Mở mắt tròn bâng khuâng.
Vương Triều Hải
Gợi ý trả lời:
a. – Nhóm: trắng tinh, tím biếc, xanh lơ, vàng hoe, xám xịt.
Từ ngữ không cùng nhóm là: lạnh ngắt.
– Nhóm: nóng rực, ấm áp, rét mướt, mát rượi, giá buốt.
Từ ngữ không cùng nhóm là: nâu đất.
b. Từ ngữ chỉ đặc điểm là: ngọc bích, trong veo, vàng, tròn.
Câu 4
Ngắt đoạn văn sau thành 5 câu rồi viết lại cho đúng chính tả.
Mùa mưa và mùa khô ở Sài Gòn khá rõ rệt mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 những tháng còn lại là mùa khô mùa mưa trời mát mẻ mùa khô nắng vàng rực rỡ suốt cả ngày.
Cẩm Tú
Gợi ý trả lời:
Mùa mưa và mùa khô ở Sài Gòn khá rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Những tháng còn lại là mùa khô. Mùa mưa trời mát mẻ. Mùa khô nắng vàng rực rỡ suốt cả ngày.
Soạn bài phần Vận dụng – Bài 3: Dàn nhạc mùa hè
Nói về những âm thanh em yêu thích vào mùa hè.
Gợi ý trả lời:
Gợi ý những âm thanh vào mùa hè: tiếng ve kêu (ve ve ve), tiếng mưa rơi (tí tách, rào rào, lộp độp), tiếng sóng biển (rì rào, xì xầm)…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Dàn nhạc mùa hè trang 34 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 22 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.