Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 59 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 59 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nhằm giúp học sinh ôn tập, củng cố lại kiến thức của bài học số 2, Wikihoc.com cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Củng cố, mở rộng trang 59.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 59
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 59

Bạn đọc cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 59

Câu 1. Tìm đọc một bài thơ trung đại Việt Nam, nêu đề tài, chủ đề, thể thơ và chỉ ra một vài biểu hiện của phong cách cổ điển thể hiện trong bài thơ.

Hướng dẫn giải:

– Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)

– Đề tài: người phụ nữ

– Chủ đề: Bài thơ thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến.

– Thể thơ: thất ngôn bát cú

– Phong cách cổ điển thể hiện qua:

  • Hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng
  • Ngôn ngữ thơ trang trọng
  • Tả cảnh ngụ tình

Câu 2. Giới thiệu một bài thơ có phong cách lãng mạn và chỉ ra một số biểu hiện nổi bật của phong cách đó trong thơ.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp kết bài Chiến thắng Mtao Mxây Kết bài Chiến thắng Mtao Mxây

Hướng dẫn giải:

– Bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu)

– Một số biểu hiện:

  • Hình ảnh gần gũi, tươi mới và tràn đầy sức sống.
  • Ngôn từ giản dị, trong sáng và gần với lời nói hàng ngày.
  • Sử dụng nhiều biện pháp tu từ
  • Nhịp điệu vui tươi, cuống quýt và dồn dập.

Câu 3. Tìm đọc một bài thơ có yếu tố siêu thực (chẳng hạn Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Từ, Tỳ Bà của Bích Khê, Lá diêu bông của Hoàng Cầm,…). Chỉ ra và nêu ý nghĩa của một số hình ảnh siêu thực trong bài thơ đó.

Hướng dẫn giải:

– Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Từ)

– Hình ảnh siêu thực:

  • Hình ảnh “Gió theo lối gió mây đường mây”: gió, mây vốn quấn quýt nay chia lìa đôi ngả
  • “Dòng nước buồn thiu”: dòng sông như nhuốm màu tâm trạng buồn bã, thê lương
  • Hình ảnh “hoa bắp khẽ lay”: cũng giống như cuộc đời lưu lạc trôi nổi của con người

Câu 4. So sánh, đánh giá hình tượng người lính được thể hiện trong tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng) và một bài thơ cùng đề tài mà bạn đã được học hoặc đọc thêm.

Hướng dẫn giải:

– So sánh Tây Tiến với Đồng chí (Chính Hữu)

– Giống nhau: cả hai bài thơ đều sáng tác năm 1948, viết về hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

– Khác nhau:

  • Tây Tiến: Hình tượng người lính có xuất thân từ học sinh Hà Thành: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Họ hiện lên với vẻ đẹp hào hùng, sự hy sinh nhưng vẫn đầy lãng mạn hào hoa: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ/Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
  • Đồng Chí: Hình tượng người lính xuất có thân từ những người nông dân cày lam lũ: “Quê hương anh nước mặn đồng chua/Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá”. Họ chiến đấu với sức mạnh của tinh thần đồng đội kề vai sát cánh bên nhau: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu/Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.
Tham khảo thêm:   Công nghệ 11 Bài 6: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi Giải Công nghệ Chăn nuôi 11 Kết nối tri thức trang 33, 34, 35, 36

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 59 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 59 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *