Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 28 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 28 sách Kết nối tri thức tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tài liệu Soạn văn 11: Củng cố, mở rộng trang 28, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống, sẽ được Wikihoc.com giới thiệu.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 28
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 28

Nội dung của bài soạn sẽ hướng dẫn các bạn học sinh lớp 11 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Mời tham khảo chi tiết ngay bên dưới.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 28

Câu 1. Hãy giới thiệu vị trí, nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một đoạn trích trong Truyện Kiều do bạn tự chọn.

– Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần mở đầu của Truyện Kiều. Với nhan đề này, ta thấy được đoạn trích giới thiệu vẻ đẹp và cuộc đời của Thúy Kiều và Thúy Vân.

– Nội dung: Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” đã khắc họa vẻ đẹp, tài năng của chị em Thúy Kiều, cũng như dự cảm của Nguyễn Du về kiếp người tài hoa bạc mệnh.

– Nghệ thuật: Bút pháp ước lệ tượng trưng lấy vẻ đẹp thiên nhiên gợi tả vẻ đẹp của con người.

Câu 2. Trong Kim Vân Kiều truyện, sự kiện Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân được Thanh Tâm Tài Nhân miêu tả ở Hồi thứ tư. Hãy tìm đọc hồi truyện này và chỉ ra một số điểm khác biệt giữa Nguyễn Du với Thanh Tâm Tài Nhân trong cách miêu tả sự kiện trao duyên.

Tham khảo thêm:   Chỉ thị 98/CT-BQP Chú trọng tuyển chọn, gọi nhập ngũ công dân tốt nghiệp CĐ, ĐH

– Bối cảnh: Sự kiện trao duyên trong Kim Vân Kiều truyện diễn ra vào ban ngày, khi Vương Quan và ông Vương vẫn còn bị giam giữ, việc bán mình chuộc cha chưa xong xuôi, Thúy Kiều chủ động ngỏ lời với Thúy Vân trước.

– Lời Thúy Kiều nhờ cậy và dặn dò Thúy Vân rành mạch từ đầu đến cuối, đôi chỗ có thái độ “kể cả” bề trên, chú tâm vào mất mát của bản thân chứ không nghĩ đến sự thiệt thòi của Thúy Vân: “Chị với chàng Kim có một tờ minh ước, một đôi vòng bạc, xin đưa cả cho em. Chi sợ người tài tình như chàng Kim khó lòng mà gặp, chị cùng chàng thề thốt bao nhiêu, tất cả nhờ em giữ cho trọn vẹn”. Điều này phù hợp với Thúy Vân trong Kim Vân Kiều truyện (Sau lần gặp Kim Trọng, Thúy Vân đã “xúi giục” Thúy Kiều: “Chị đã coi chàng vừa ý, sao không gá nghĩa cùng chàng, rồi dắt díu em cũng được phong quang đôi chút), nhưng không phù hợp trong Truyện Kiều (Thúy Vân không có tình ý với Kim Trọng).

– Cách Thúy Kiều trao kỉ vật nhanh, gọn và dứt khoát: “Trong bụng ngổn ngang trăm mối, làm gì mà ngủ được. Em ạ! Đây hai đoạn lại thêm một phong thư nữa, mong em giữ cả cho…”; Trong Truyện Kiều thì mỗi lần trao là một lần dặn dò cặn kẽ.

Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn ngắn mô tả cuộc sống của người nguyên thủy (3 mẫu) Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp - Lịch sử 6 CTST

– Cử chỉ, hành động của nhân vật Thúy Kiều trong Kim Vân Kiều truyện: cắn tay lấy máu viết thư cho Kim Trọng, sụt sùi khóc nước mắt lã chã, khi cha mẹ hỏi không thốt thành lời chỉ nằm khóc,…

Câu 3. Các văn bản đọc ở Bài 6 (Tác gia Nguyễn Du, Trao duyên – trích Truyện Kiều, Độc Tiểu Thanh kí) đã giúp bạn hiểu gì về những giá trị đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Du?

Các sáng tác của Nguyễn Du chứa đựng nội dung tư tưởng sâu sắc, giá trị nghệ thuật độc đáo.

Câu 4. Truyện Kiều đã nhiều lần miêu tả cảnh Thúy Kiều đánh đàn. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bình luận về tiếng đàn của Thúy Kiều trong một lần được Nguyễn Du miêu tả.

Câu 5. Viết bài văn ngắn giới thiệu một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Sử dụng bài viết để lập dàn ý cho bài nói (Giới thiệu một bài thơ chữ Hán theo lựa chọn cá nhân).

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 28 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 28 sách Kết nối tri thức tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *