Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 151 – Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 151 sách Kết nối tri thức 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tài liệu Soạn văn 10: Củng cố, mở rộng trang 151, nhằm giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.

Soạn bài Củng cố, mở rộng (trang 151)
Soạn bài Củng cố, mở rộng (trang 151)

Mong rằng các bạn học sinh lớp 10 sẽ tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi giới thiệu dưới đây để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.

Soạn bài Củng cố, mở rộng (trang 151)

Câu 1. Nêu ngắn gọn những điều bạn đã biết về chèo, tuồng dân gian qua bài học này. Bạn muốn trang bị thêm những kiến thức gì để có thể khám phá thế giới độc đáo của sân khấu chèo, tuồng?

– Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam. Chèo là một loại hình kịch hát dân gian, phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, thường được diễn ở sân đình trong thời gian có các lễ hội.

– Tuồng là một loại hình nhạc kịch thịnh hành tại Việt Nam, phát triển mạnh dưới triều Nguyễn, ở vùng Nam Trung Bộ. Tuồng có hai bộ phận tương đối khác biệt nhau là tuồng cung đình và tuồng dân gian.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán 4 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều 3 Đề thi giữa kì 2 Toán lớp 4 (Có ma trận + đáp án)

– Một số kiến thức như: ngôn ngữ chèo, tuồng; ngôn ngữ trong múa rối nước hay cách sử dụng cao dao, tục ngữ trong các loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian…

Câu 2. Sau khi học bài học này, bạn có thái độ, tình cảm như thế nào đối với các loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian như chèo, tuồng, múa rối nước?

Thái độ: Trân trọng, giữ gìn và cảm thấy tự hào, yêu mến đối với các loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian như chèo, tuồng, múa rối nước.

Câu 3. Chọn một đề tài phù hợp được gợi ý trong phần Việt để hoàn thành bản báo cáo kết quả nghiên cứu mới (ngoài báo cáo đã viết).

Gợi ý: Đặc điểm sân khấu tuồng; Ngôn ngữ trong múa rối nước…

Câu 4. Dành thời gian để xem trực tiếp hoặc xem qua internet các vở diễn chèo, tuồng nổi tiếng. Có thể tìm đọc thêm một số tài liệu nghiên cứu chèo, tuồng để bổ sung kiến thức về các loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc này của dân tộc.

– Về chèo, có thể tìm đọc: Trần Việt Ngữ, Về nghệ thuật chèo, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2013; Bùi Đức Hạnh, 150 làn điệu chèo cổ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2006; Hà Văn Cầu, Hề chèo, NXB trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005;…

– Về tuồng, có thể tìm đọc: Mịch Quang, Tìm hiểu nghệ thuật tuồng, NXB Quân đội nhân dân, hà Nội, 2017; Hoàng Châu ký (Chủ biên), Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 15A, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994; Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 12, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000;…

Tham khảo thêm:   Thông tư 14/2020/TT-BCT Quy định về thanh tra chuyên ngành Công thương

Học sinh tìm hiểu và xem.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 151 – Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 151 sách Kết nối tri thức 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *