Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Con suối bản tôi trang 13 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 19 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Con suối bản tôi giúp các em học sinh lớp 2 hiểu rõ ý nghĩa bài tập đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 13, 14, 15, 16, 17.

Nhờ đó, các em biết cách phân biệt eo/oe, iêu/ươu, ui/uôi, nói và đáp lời đề nghị, lời đồng ý. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Con suối bản tôi – Tuần 19 của Bài 2 chủ đề Nơi chốn thân quen theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Soạn bài phần Khởi động – Bài 2: Con suối bản tôi

Giới thiệu với bạn một cảnh vật nơi em ở.

Gợi ý trả lời:

Mẫu 1: Đó là cánh đồng lúa vào mùa lúa chín. Nó trông như một tấm thảm khổng lồ vàng rực cả một vùng trời. Khi cơn gió nhẹ lướt qua, từng lớp từng lớp lúa nối tiếp nhau tạo nên những con sóng lăn tăn vô cùng đẹp.

Mẫu 2: Nơi em ở có một ngọn núi lớn, trồng rất nhiều cây thông xanh rì.

Mẫu 3: Phía sau nhà em có một dòng sông lớn chảy qua. Ngày nào cũng có nhiều tàu thuyền ra vào tấp nập.

Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 2: Con suối bản tôi

Câu 1

Đọc: Con suối bản tôi

Con suối bản tôi

Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong. Những ngày lũ, suối cũng chỉ đục vài ba ngày. Để tiện đi lại, dân bản tôi bắc nhiều cầu qua suối. Khách đến thăm bản thường đứng hai bên thành cầu nhìn xuống nước xem những con cá lườn đỏ, cá lưng xanh… Cá bơi lượn lấp loáng như hàng trăm, hàng nghìn ngôi sao rơi xuống lòng suối.

Tham khảo thêm:   Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề kiểm tra giữa kì 2 HĐTN, HN 11 (Có đáp án, ma trận)

Đoạn suối chảy qua bản tôi có hai cái thác, nước chảy khá xiết. Nước gặp những tảng đá ngầm chồm lên thành những con sóng bạc đầu. Hết đoạn thác lại đến vực. Vực khá sâu, nước lững thững như kẻ nhàn rỗi dạo xuôi dòng.

Con suối đã đem lại cho bản tôi vẻ thanh bình, trù phú với bao nhiêu điều hữu ích.

Theo Vi Hồng, Hồ Thuỷ Giang

• Lũ: nước sông, suối lên cao, chảy mạnh quá mức bình thường.

1. Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm của con suối vào ngày thường và ngày lũ.

2. Khách đến thăm bản thường đứng hai bên thành cầu để làm gì?

3. Đoạn suối chảy qua bản có gì đặc biệt?

4. Câu văn cuối bài cho em biết điều gì?

Gợi ý trả lời:

1. Từ ngữ chỉ đặc điểm của con suối:

  • Vào ngày thường là: xanh trong.
  • Vào ngày lũ là: đục.

2. Khách đến bản thường đứng hai bên cầu để xem những con cá lườn đỏ, cá lưng xanh,…

3. Đoạn suối chảy qua bản có hai cái thác, nước chảy khá xiết, tảng đá ngầm chồm lên, hết đoạn thác lại đến vực.

4. Câu văn cuối bài cho em biết rằng con suối là một phần không thể thiếu với người dân trong bản, nó đem lại rất nhiều lợi ích cả về vật chất và tinh thần.

Câu 2

a. Nghe- viết: Con suối bản tôi (từ Đoạn suối đến xuôi dòng).

b. Tìm từ ngữ chứa tiếng có vần eo hoặc vần oe gọi tên từng sự vật, hoạt động dưới đây:

Câu 2

c. Tìm từ ngữ gọi tên từng sự vật dưới đây chứa tiếng có:

Câu 2

Câu 2

Gợi ý trả lời:

a. Nghe- viết: Con suối bản tôi(từ Đoạn suối đến xuôi dòng).

b. Bánh xèo, múa xòe, chèo thuyền, đi kheo, cú mèo.

c. Từ ngữ gọi tên sự vật có chứa:

  • Vần iêu hoặc ươu: con hươu, đà điểu, ốc bươu.
  • Vần ui hoặc uôi: chuối, núi, muối.

Câu 3

Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Chọn lời giải nghĩa phù hợp với mỗi từ:

Câu 3

b. Tìm 2 -3 từ ngữ chỉ nơi thân quen với em.

Gợi ý trả lời:

a. Lời giải thích nghĩa phù hợp với mỗi từ:

  • Vườn: khu đất thường ở sát cạnh nhà, được rào kín xung quanh để trồng cây.
  • Sân: khoảng đất trống, bằng phẳng, thường ở ngay trước cửa nhà.
  • Hiên: phần nền trước cửa hoặc xung quanh nhà, thường có mái che.
Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì I tỉnh Đăk Lăk môn Hóa học lớp 9 Đề thi môn Hóa

b. Từ ngữ chỉ nơi thân quen với em như: ban công, sân, đầu hòe, hiên nhà.

Câu 4

Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi 🌸:

Câu 4

Thanh bước lên 🌸, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng 🌸 cũ không có gì thay đổi. Nghe tiếng Thanh, bà chống gậy trúc đi từ ngoài 🌸 vào. Bà nhìn Thanh âu yếm:

– Đi vào trong 🌸 kẻo nắng, cháu!

Theo Thạch Lam

Gợi ý trả lời:

Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng giannhà cũ không có gì thay đổi . Nghe tiếng Thanh, bà chống gậy trúc đi từ ngoài vườn vào. Bà nhìn Thanh âu yếm:

– Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!

Câu 5

Nói và nghe

a. Đọc lời của các nhân vật trong tranh.

Câu 5

b. Cùng bạn đóng vai, nói và đáp lời đồng ý phù hợp với mỗi tình huống.

Câu 5

Gợi ý trả lời:

A: Kể cho mình nghe về các loại cây trong vườn nhà bạn được không?

B: Trong vườn nhà mình mẹ đã trồng rất nhiều loại khác nhau như rau bắp bải, đậu bắp hay hoa hồng, hoa thủy tiên hay cây khế, cây ổi và cây vải.

A: Lan ơi, cho tớ mượn quyển truyện Bầu trời ngoài cửa sổ nhé!

B: Ừ, cậu cứ lấy đi!

Câu 6

Thuật lại việc được chứng kiến.

a. Dựa vào từ ngữ gợi ý, nói lại nội dung mỗi bức tranh bằng một câu.

Câu 6

Câu 6

b. Viết 4-5 câu về việc nặn tò he của bác Huấn.

Gợi ý trả lời:

a. Nội dung của mỗi bức tranh:

  • Hình 1: dùng các nguyên liệu tự nhiên để làm màu.
  • Hình 2: nhuộm màu.
  • Hình 3: tạo rất nhiều hình khác nhau cho tò he.
  • Hình 4: bày biện và bán.

b. Mỗi ngày, bác Huấn dùng những nguyên liệu tự nhiên như nghệ, gấc, lá nếp để làm màu. Sau đó, bác dùng nó nhuộm màu cho bột, tạo ra những khối bột rất nhiều màu sắc. Bác dùng đôi tay khéo léo của mình để tạo ra rất nhiều hình thù khác nhau từ bông hoa cho đến các con vật hay hình siêu nhân. Cuối cùng, bác bày biện ra bán trông vô cùng bắt mắt.

Soạn bài phần Vận dụng – Bài 2: Con suối bản tôi

1. Đọc một truyện về nơi thân quen, gắn bó:

Tham khảo thêm:   Soạn bài Tự học - một thú vui bổ ích - Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 6 sách Chân trời sáng tạo tập 2

a. Chia sẻ về truyện đã đọc.

b. Viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.

Chia sẻ về truyện đã đọc

Trả lời:

a) Em đã đọc truyện về trường Tiểu học Hà An. Nơi đây từ lâu đã trở thành ngôi nhà thứ hai gắn bó với những kỉ niệm đẹp bên thầy cô và bạn bè.

Cổng trường to với hai cánh cổng được sơn màu vàng như cánh tay của người khổng lồ chào đón chúng em. Bác bảo vệ tươi cười ra mở cổng cho em vào trường. Sân trường luôn khoác lên mình màu áo xám, vì là mùa thu nên ở sân trường có rất nhiều chiếc lá vàng rụng xuống giống như những chiếc thuyền tí hon mắc cạn….

b) Viết vào phiếu đọc sách:

  • Tên truyện: Ngôi trường tuổi thơ
  • Nhân vật: Tôi
  • Việc làm: Vì trực nhật nên đến sớm và có dịp ngắm nhìn ngôi trường.
  • Lời nói: Em rất yêu trường

2. Chia sẻ với người thân về một dòng sông hoặc ao, hồ mà em biết.

Dòng sông hoặc ao, hồ

Trả lời:

Con sông quê em được gọi là con sông Châu Giang bốn mùa nước chảy hiền hòa. Từ xa nhìn lại, sông như một dải lụa đào mềm mại uốn khúc trông đầy quyến rũ. Nước sông trong veo như một chiếc gương khổng lồ có thể nhìn rõ hình ảnh phản chiếu của mây trời. Ẩn dưới làn nước mát lành ấy là cả một thế giới thủy cung đầy sống động với biết bao các loài sinh vật như tôm, cá, cua,…Đứng bên bờ sông em có thể nhìn thấy rõ những chú cá tung tăng bơi lội trong nước trông rất đáng yêu. Con sông quê em không rộng lắm, đứng ở bờ bên này có thể nhìn rõ bờ bên kia. Bên bờ sông là hàng tre xanh ngắt rủ bóng xuống mặt nước sông trông như những cô thiếu nữ đang chải tóc làm duyên. Bờ bên kia là những cánh đồng lúa hay những dãy mía, ngô, khoai do những bác nông dân chăm chỉ trồng nên. Và con sông cũng góp một phần quan trọng trong việc bồi đắp phù sa cho hai bên bờ để cây cối có thể phát triển tốt nhất, cung cấp nước cho những ruộng đồng hai bên.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Con suối bản tôi trang 13 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 19 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *