Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Chuyện của ông Biển (trang 85) Bài 17: Trái đất của em – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Chuyện của ông Biển sách Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, viết trang 85, 86, 87 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2.

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 2: Chuyện của ông Biển – Bài 17: Trái đất của em của chủ đề Ngôi nhà chung để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Soạn bài phần Đọc: Chuyện của ông Biển

Đọc hiểu

Câu 1: Ông Biển đem lại những gì cho con người?

Trả lời:

Ông Biển thổi gió mát vào đất liền, đưa hơi nước lên trời làm mưa và mang đến cho con người bao nhiêu là sản vật.

Câu 3: Em hiểu lời của ông Biển “Không thể loanh quanh mãi thế này!” như thế nào?

Trả lời:

Em hiểu lời của ông Biển “Không thể loanh quanh mãi thế này!” nghĩa là không thể cứ để việc xả rác xuống biển không kết thúc, cứ mãi lặp đi lặp lại được.

Câu 4: Điều gì đã khiến ông Biển vui trở lại?

Trả lời:

Điều khiến ông Biển vui trở lại là ông nhìn thấy các cô bé, cậu bé đang cầm những túi to để nhặt rác trên bãi biển.

Luyện tập

Câu 1: Tìm 2 câu cảm trong bài đọc. Xếp mỗi câu vào ô thích hợp trong bảng dưới đây:

Câu cảm Bộc lộ cảm xúc, thái độ
Bộc lộ cảm xúc vui mừng
Bộc lộ thái độ lo lắng

Trả lời:

Câu cảm Bộc lộ cảm xúc, thái độ
“Cứu tinh đây rồi!” Bộc lộ cảm xúc vui mừng
“Không thể loanh quanh mãi thế này!” Bộc lộ thái độ lo lắng

Câu 2: Đặt câu:

a) Nói lời của ông Biển cảm ơn các bạn nhỏ nhặt rác.

b) Nói lời của ông Biển khuyên mọi người không xả rác bừa bãi.

Trả lời:

a) Nói lời của ông Biển cảm ơn các bạn nhỏ nhặt rác:

Ông cảm ơn các cháu đã giúp ông nhặt rác nhé!

Tham khảo thêm:   Quyết định 1024/2013/QĐ-UBND Phê duyệt dự toán kinh phí phòng, chống dịch cúm A (H7N9) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

b) Nói lời của ông Biển khuyên mọi người không xả rác bừa bãi:

Để nước biển sớm trong xanh trở lại, mọi người đừng vứt rác bừa bãi nhé!

Soạn bài phần Viết: Nước sạch

Chọn 1 trong 2 đề:

Đề 1. Dựa theo gợi ý từ bài đọc Chuyện của ông Biển, viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về việc giữ sạch nguồn nước (ao hoặc hồ, sông, suối, biển,…)

Gợi ý:

  • Hằng ngày, em dùng nước làm gì?
  • Vì sao phải giữ sạch nguồn nước?
  • Em cần làm gì để giữ sạch nguồn nước?
  • Gắn ảnh hoặc tranh vẽ minh họa cho đoạn văn của em.

Đề 2. Dựa theo gợi ý từ bài Tiết kiệm nước, viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về việc tiết kiệm nước sạch.

Gợi ý:

  • Hằng ngày, em dùng nước làm gì?
  • Trung bình, mỗi người cần bao nhiêu nước một ngày?
  • Vì sao phải tiết kiệm nước?
  • Em cần làm gì để tiết kiệm nước?
  • Gắn ảnh hoặc tranh vẽ minh họa cho đoạn văn của em.

Trả lời:

Đề 1. Ai trong chúng ta đều không thể sống thiếu nước. Nước được sử dụng để làm rất nhiều việc hằng ngày. Nước sạch dùng để vệ sinh cá nhân, để uống, để nấu nước,… Nước là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Chính vì vậy chúng ta phải giữ gìn nguồn nước sạch. Cần sử dụng nước một cách hợp lý, tiết kiệm, không lãng phí nước. Không vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ, sông, suối, gây ô nhiễm nguồn nước. Vứt rác đúng nơi quy định. Thu dọn rác ở ao, hồ, sông, suối thường xuyên. Bảo vệ nguồn nước cũng là bảo vệ nguồn sống của mỗi người.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: So sánh nhân vật Mị và người đàn bà hàng chài Dàn ý & 4 bài văn mẫu lớp 12

Đề 2. Nước là một tài nguyên vô thiên nhiên vô cùng quan trọng đối với con người. Nước góp ích cho cuộc sống hằng ngày của con người: ăn, uống, nấu nướng, vệ sinh cá nhân,…. Trung bình một người cần uống 2 lít nước mỗi ngày. Nhưng nước không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Nếu chúng ta không tiết kiệm nước, nguồn tài nguyên đó sẽ dần cạn kiệt. Vì vậy, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, chung ta phải biết sử dụng nước một cách hợp lý, tiết kiệm. Không lãng phí nước khi không cần thiết. Không xả rác xuống các nguồn nước ở ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm. Như vậy vừa có thể bảo vệ nguồn nước, đồng thời bảo vệ sức khỏe của mỗi chúng ta.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Chuyện của ông Biển (trang 85) Bài 17: Trái đất của em – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *