Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là tài liệu soạn văn vô cùng hữu ích được Wikihoc.com cung cấp.
Nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải. Mời bạn đọc cùng tham khảo ngay sau đây để có thêm kiến thức hữu ích.
Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Trước khi đọc
Tóm tắt một truyện kể dân gian có sử dụng yếu tố kì ảo và nêu tác dụng của yếu tố kì ảo trong tác phẩm.
Hướng dẫn giải:
– Tóm tắt:
Vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có vợ chồng rất chăm chỉ làm ăn lại hiền lành, tốt bụng. Một hôm, người vợ ra đồng thì thấy một vết chân rất to liền ướm thử. Không ngờ về nhà bà thụ thai, rồi sau mười hai tháng thai nghén, bà sinh ra một em bé. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng kì lạ là đứa trẻ lên ba tuổi vẫn chưa biết nói biết cười. Thuở ấy, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh khiến nhà vua vô cùng lo lắng. Vua Hùng cử sứ giả đi khắp nơi để tìm người tài. Đến làng Gióng, khi nghe thấy tiếng sứ giả, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, cậu liền bảo với sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt sẽ đánh tan lũ giặc này. Sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ, phải nhờ dân làng giúp sức. Bà con vui lòng góp gạo thóc để nuôi chú bé, ai cũng mong chú giết giặc cứu nước. Giặc đến chân núi Trâu, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh giặc. Giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ liền nhổ bụi tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ, đám tàn quân giẫm đạp lên nhau mà trốn thoát. Sau đó, tráng sĩ một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp rồi bay về trời. Vua cho lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn, phong làm Phù Đổng Thiên Vương. Tại quê nhà vẫn còn những dấu tích cũ.
– Những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện:
- Bà lão ra đồng, trông thấy một vết chân to liền ướm thử, không lâu sau về nhà liền mang thai.
- Mang thai mười hai tháng.
- Đứa trẻ lên ba không biết nói biết cười, ai đặt đâu ngồi đấy.
- Cậu bé nghe sứ giả rao thì cất tiếng nói đầu tiên.
- Lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
- Biến thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng.
- Ngựa sắt biết phun lửa.
- Nhổ bụi tre bên đường để giết giặc.
- Người và ngựa cùng bay lên trời.
– Tác dụng: các chi tiết hoang đường cho thấy xuất thân kỳ lạ của Thánh Gióng, đồng thời thể hiện ước mơ về người anh hùng có sức mạnh phi thường đánh bại giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
Đọc văn bản
Câu 1. Chuyện gì sẽ xảy ra khi Tử Văn đốt đền?
Hướng dẫn giải:
Dự đoán: hồn ma tướng giặc tức giận, tìm cách trả thù
Câu 2. Cách đối xử của Tử Văn với “người đội mũ trụ” và “Ông già áo vải, mũ đen” có gì khác biệt?
Hướng dẫn giải:
- Cách đối xử của Tử Văn với “người đội mũ trụ”: điềm tĩnh, không hề sợ hãi
- Cách đối xử của Tử Văn với “Ông già áo vải, mũ đen”: bênh vực, bất bình thay
Câu 3. Bạn hình dung thế nào về cõi âm và cuộc đối mặt giữa Tử Văn với “người đội mũ trụ” trước điện của Diêm Vương?
Hướng dẫn giải:
- Cõi âm: lạnh lẽo, tối tăm
- Cuộc đối mặt giữa Tử Văn với “người đội mũ trụ” trước điện của Diêm Vương: căng thẳng, kịch tính
Câu 4. Kết truyện này gợi cho bạn nhớ đến phần kết trong tác phẩm văn học dân gian nào?
Hướng dẫn giải:
Kết thúc trong tác phẩm gợi đến: Thánh Gióng
Câu 5. Bạn có đồng ý với lời bình này hay không?
Hướng dẫn giải:
Đồng ý
Sau khi đọc
Câu 1. Xác định đề tài, tóm tắt chuỗi hành động/ sự kiện được kể và chỉ ra mối quan hệ giữa chúng trong văn bản.
Hướng dẫn giải:
– Đề tài: nhân cách của người trí thức Nho học
– Sự kiện:
- Tử Văn tắm rửa sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền.
- Tử Văn trở về thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên cơn sốt rét, gặp tên bách hộ họ Thôi mắng mỏ, đe dọa.
- Thổ công đến gặp, kể lại toàn bộ câu chuyện và bày cách giúp Tử Văn chống lại tên hung thần.
- Tử Văn bệnh nặng thêm, bị quỷ sứ bắt đi. Ở Minh ti, Tử Văn vạch trần tội ác của tên tướng giặc.
- Tử Văn được giải oan, được giữ chức phán sự đền Tản Viên.
– Mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện.
Câu 2. Phân tích tính cách của nhân vật Tử Văn và cho biết:
a. Tử Văn tiêu biểu cho những người thuộc tầng lớp nào trong xã hội đương thời?
b. Tính cách của Tử Văn đã góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm như thế nào?
Hướng dẫn giải:
a. Tử Văn tiêu biểu cho tầng lớp trí thức
b. Tính cách của Tử Văn đã góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm: đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt. Đồng thời thể hiện niềm tin vào công lý, chính nghĩa.
Câu 3. Bình luận về một trong hai chi tiết sau:
a. Hình phạt mà Diêm Vương dùng để trừng trị tội lừa dối của “người mũ trụ”;
b. Chức phán sự mà Tử Văn được Thổ Công tiến cử sau vụ kiện ở Minh Ti.
Hướng dẫn giải:
a. Hình phạt thể hiện sự công bằng, nghiêm khắc đối với một kẻ dối trá, thâm hiểm
b. Chức phán sự cho thấy việc thực thi công lí một cách nghiêm minh, giữ gìn sự uy nghi, non sông của đất nước,…
Câu 4. Nhận xét về cách kết thúc truyện và lời bình của người kể chuyện ở cuối văn bản.
Hướng dẫn giải:
- Cách kết thúc chuyện khá hợp lí, có hậu, tôn vinh nhân cách cứng cỏi và hành động chính nghĩa của Tử Văn.
- Lời nhận xét của người kể chuyện: cô đúc, giàu hình ảnh, trình triết lí luận đề cao.
Câu 5. Xác định chủ đề của truyện.
Hướng dẫn giải:
Chủ đề: đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt; cũng như thể hiện niềm tin vào công lý, chính nghĩa.
Câu 6. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một truyện truyền kì? Qua tác phẩm, bạn có suy nghĩ gì về hiện thực đời sống xã hội đương thời và thái độ, quan điểm của tác giả trước hiện thực ấy?
Câu 7. Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt trong cách sử dụng yếu tố kì ảo ở Chuyện chức phán sự đền Tản Viên với một truyện cổ tích thần kì mà bạn từng đọc.
* Bài tập sáng tạo
Dựa vào xung đột giữa các bên và chuỗi hành động của phân vật Tử Văn, bạn hãy phác thảo ý tưởng cho một kịch bản sân khấu hóa tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 69 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.