Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Soạn văn 9 tập 2 bài 26 (trang 97) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt).

Soạn bài Chương trình địa phương
Soạn bài Chương trình địa phương

Mời tham khảo nội dung chi tiết bên dưới, hy vọng sẽ giúp ích để các bạn học sinh lớp 9 chuẩn bị bài nhanh nhất.

Soạn bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt

Câu 1. Tìm các từ ngữ địa phương trong đoạn trích ở SGK.

Gợi ý:

Từ ngữ Nam bộ

Từ ngữ toàn dân

thẹo

sẹo

dễ sợ

sợ

lặp bặp

lập bập

ba

bố

kêu

gọi

đâm

trở nên

đũa bếp

đũa cả

nói trổng

nói trống không

vào

bữa sau

Hôm sau

lui cui

cắm cúi, lúi húi

nhắm

ước chừng

dáo dác

nháo nhác

giùm

giúp

Câu 2. Đối chiếu các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng), cho biết từ kêu ở câu nào là từ địa phương, từ kêu ở câu nào là từ toàn dân. Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó.

Gợi ý:

  • Câu a. kêu: từ toàn dân, tương đương ở từ “nói to”.
  • Câu b. kêu: từ địa phương; tương đương từ toàn dân
Tham khảo thêm:   Nghị định 151/2017/NĐ-CP Hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công

Câu 3. Trong hai câu đố sau, từ nào là từ địa phương? Những từ đó tương đương với những từ nào trong ngôn ngữ toàn dân? (Các câu đố lấy trong Hợp tuyển Văn học dân gian các dân tộc ở Thanh Hóa, 1990)

Gợi ý:

Các từ địa phương: trái (quả), chi (gì), kêu (gọi), dứa (thơm), má, u (mẹ), mận (quả roi)…

Câu 4. Hãy điền các từ địa phương tìm được ở các bài tập 1, 2, 3 và các từ toàn dân tương ứng vào bảng tổng hợp theo mẫu sau đây.

Gợi ý:

Từ địa phương

Từ toàn dân tương ứng

ba

nói trổng

thẹo

kêu

trái

vào

bố, cha

mẹ

nói trống không

sẹo

gọi

quả

Câu 5. Đọc lại các đoạn trích ở bài tập 1 và bình luận về cách dùng từ ngữ địa phương bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:

a. Có nên để nhân vật Thu trong truyện Chiếc lược ngà dùng từ ngữ toàn dân không? Vì sao?

b. Tại sao trong lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương?

Gợi ý:

a. Không nên để cho nhân vật Thu (Chiếc lược ngà) dùng từ ngữ toàn dân vì Thu còn nhỏ, giao tiếp trong phạm vi nhỏ hẹp, chưa biết nhiều đến các từ toàn dân.

b. Trong lời kể, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương, nó có tác dụng làm nên màu sắc địa phương của tác phẩm. Tuy nhiên, tác giả cũng có ý thức không lạm dụng từ ngữ địa phương để không gây khó khăn cho người đọc.

Tham khảo thêm:   Thông tư 39/2013/TT-BTC Về việc sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng Hydro peroxit thuộc mã số 2847.00.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Soạn văn 9 tập 2 bài 26 (trang 97) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *