Chữ người tử tù được in trong tập Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình học môn Ngữ Văn lớp 11.
Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Chữ người tử tù. Các bạn có thể tham khảo nội dung chi tiết được giới thiệu ngay sau đây.
Soạn bài Chữ người tử tù
1. Chuẩn bị
Tác giả Nguyễn Tuân:
– Nguyễn Tuân (1910 – 1987), sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
– Khi còn nhỏ, Nguyễn Tuân đã theo gia đình sống ở nhiều tỉnh thuộc miền Trung. Ông học đến cuối bậc Thành chung (tương đương với cấp THCS hiện nay) ở Nam Đinh. Sau khi học xong thì về Hà Nội viết văn, làm báo.
– Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Từ 1948 đến 1958, ông là Tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam.
– Nguyễn Tuân có những đóng góp không nhỏ đối với nền văn học Việt Nam hiện đại đó là thúc đẩy thể tùy bút, bút kí đạt tới trình độ nghệ thuật cao, góp phần làm phong phú cho ngôn ngữ văn học của dân tộc.
– Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 1996.
– Một số tác phẩm tiêu biểu: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)…
2. Đọc hiểu
Câu 1. Xác định ngôi kể và điểm nhìn của truyện.
- Ngôi kể: thứ 3
- Điểm nhìn: toàn tri
Câu 2. Ấn tượng của em về hình ảnh nhân vật quản ngục?
Hình ảnh nhân vật quản ngục: một người có tuổi, vẻ mặt đăm chiêu.
Câu 3. Huấn Cao có những hành động, cử chỉ, lời nói như thế nào?
– Huấn Cao, đứng đầu gông, quay cổ lại bảo mấy bạn đồng chí: “Rệp cắn tôi, đỏ cả cổ lên rồi. Phải dỗ gông đi”.
– Khi bị tên lính nói lời coi thường, Huấn Cao lạnh lùng chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái.
Câu 4. Vì sao quản ngục đối xử đặc biệt với Huấn Cao?
Quản ngục đối xử đặc biệt với Huấn Cao vì tấm lòng ngưỡng mộ, quý trọng nhân tài.
Câu 5. Quản ngục mong muốn điều gì? Vì sao ông lại có mong muốn đó?
Quản ngục mong muốn xin chữ của Huấn Cao. Vì ông quý trọng tài hoa của Huấn Cao.
Câu 6. Vì sao Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục?
Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục vì ông cảm động trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài.
Câu 7. Cảnh cho chữ diễn ra trong không gian, thời gian như thế nào?
- Thời gian: giữa đêm
- Không gian: trong tù
Câu 8. Tư thế của các nhân vật được tác giả miêu tả như thế nào?
Người cho chữ là người tử tù nhưng oai phong, đang trong tư thế ban ân huệ cuối cùng của mình cho người khác. Kẻ xin chữ lẽ ra là người có quyền hành hơn nhưng cúi đầu mang ơn.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Tác phẩm Chữ người tử tù kể câu chuyện gì? Hãy nhận xét gì về không gian, thời gian của câu chuyện đó?
Tác phẩm Chữ người tử tù kể về việc Huấn Cao – một người tử tù được giải đến trại giam tỉnh Sơn trước khi về kinh chịu án tử hình. Ở đây, viên quản ngục đã có lòng ngưỡng mộ tài hoa của Huấn Cao, có lòng biệt nhỡn liên tài và mong muốn được xin chữ của Huấn Cao.
– Thời gian diễn ra hết sức tự nhiên trong thời gian giữa đêm nhưng lại là thời gian cuối cùng của một con người tài hoa. Còn về không gian thì cảnh cho chữ thiêng liêng thường được diễn ra ở những nơi rộng rãi, trang nghiêm nhưng ở đây lại được diễn ra trong cảnh u ám của ngục tối – một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.
Câu 2. Xác định tình huống truyện. Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính cho câu chuyện?
– Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là cuộc gặp gỡ giữa viên quản ngục, nhưng có lòng say mê cái đẹp – người đại diện cho quyền lực với Huấn Cao – một kẻ từ tù,là người sáng tạo ra cái đẹp.
– Tình huống góp phần thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện. Nếu xét trên bình diện xã hội họ đối đầu nhau. Nhưng xét trên bình diện nghệ thuật thì họ lại là tri âm tri kỉ.
Câu 3. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao.
Câu 4. Nhân vật quản ngục để lại cho em những suy nghĩ gì? Vì sao nhân vật này được coi là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”?
Câu 5. Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục và nêu nhận xét của em về cảnh tượng ấy.
Câu 6. Đối lập là biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong các tác phẩm lãng mạn. Hãy chỉ ra các biểu hiện và phân tích tác dụng của biện pháp đó trong truyện ngắn Chữ người tử tù.
Câu 7. Xác định chủ đề chính và chủ đề phụ của truyện Chữ người tử tù. Theo em, qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về “chữ” và “thú chơi chữ”như thế nào?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Chữ người tử tù Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 77 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.