Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La-phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, H. Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten.
Mong rằng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 9 sẽ có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ.
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten – Mẫu 1
I. Tác giả
– Hi-pô-lít Ten sinh năm 1828, mất năm 1893.
– Ông là một triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ viện Hàn lâm Pháp.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten trích trong chương II, Phần thứ hai của công trình trên.
2. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “ Tốt bụng như thế ”: Hình tượng cừu trong thơ La Phông- ten.
- Phần 2: Còn lại: Hình tượng chó sói trong thơ La Phông- ten.
3. Tóm tắt
Với Buy-phông – một nhà khoa học, hình ảnh chó sói và cừu hiện lên chính xác, chân thực với những đặc tính cơ bản của chúng. Còn dưới ngòi bút của nhà thơ La Phông-ten, hình ảnh chó sói và cừu đã được nhân hóa rõ nét. Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, tác giả đã nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật in đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
Xem thêm: Tóm tắt văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các tác phẩm ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.
– Bố cục hai phần là:
- Phần 1. Từ đầu đến “ Tốt bụng như thế ”: Hình tượng cừu trong thơ La Phông- ten.
- Phần 2: Còn lại: Hình tượng chó sói trong thơ La Phông- ten.
– Biện pháp lập luận giống nhau: P hân tích đặc điểm của đối tượng từ ngòi bút của La Phông-ten đến Buy-phông, cuối cùng trở về dưới ngòi bút của La Phông-ten.
– Cách triển khai khác nhau: Đoạn 1: Dẫn chứng bằng thơ của La Phông-ten; Đoạn 2: Đi sâu mô tả đặc điểm đối tượng.
Câu 2. Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói.
– Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đặc tính trong cuộc sống bầy đàn và đời sống riêng theo quan điểm một nhà khoa học. Cách nhận xét trên có phần đúng đắn, phù hợp với thực tế cuộc sống.
– Ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói, bởi Buy-phông là một nhà khoa học, và nó không phải đặc tính cơ bản của chúng trong tự nhiên.
Câu 3. Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non , nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?
- La Phông-ten dựa vào đặc điểm thực của loài: Chúng sống hiền lành, thân thương tốt bụng của cừu non.
- Phần sáng tạo của nhà thơ: Nhân cách hóa con cừu, ông làm bật lên tính ngây thơ đến tội nghiệp của chú cừu. (Ngây thơ – Từ ngữ dùng để chỉ tính cách con người)
Câu 4. Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).
Hình tượng chó sói trong bài cụ thể không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười trong hình ảnh đói meo, gầy giơ xương kiếm mồi. Còn chủ yếu hình tượng chó sói hiện lên với sự đáng ghét khi muốn ăn thịt cừu non nhưng che giấu tâm địa, kiếm cớ bắt tội để trừng phạt chú cừu tội nghiệp.
Tổng kết:
– Nội dung: Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La-phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, H. Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
– Nghệ thuật: sử dụng biện pháp tu từ so sánh, lập luận rõ ràng…
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten – Mẫu 2
Câu 1. Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các tác phẩm ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.
– Bố cục:
- Phần 1. Từ đầu đến “ Tốt bụng như thế ”: Hình tượng cừu trong thơ La Phông- ten.
- Phần 2: Còn lại: Hình tượng chó sói trong thơ La Phông- ten.
– Biện pháp lập luận giống nhau: P hân tích đặc điểm của đối tượng từ ngòi bút của La Phông-ten đến Buy-phông, cuối cùng trở về dưới ngòi bút của La Phông-ten.
– Cách triển khai khác nhau: Đoạn 1: Dẫn chứng bằng thơ của La Phông-ten; Đoạn 2: Đi sâu mô tả đặc điểm đối tượng.
Câu 2. Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói.
– Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đặc tính trong cuộc sống bầy đàn và đời sống riêng theo quan điểm một nhà khoa học. Cách nhận xét trên là đúng đắn, phù hợp với thực tế.
– Ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói, bởi Buy-phông là một nhà khoa học, chỉ quan tâm đến đặc tính cơ bản của chúng trong tự nhiên.
Câu 3. Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non , nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?
- La Phông-ten dựa vào đặc điểm thực của loài: Chúng sống hiền lành, thân thương tốt bụng của cừu non.
- Phần sáng tạo của nhà thơ: Nhân cách hóa con cừu, ông làm bật lên tính ngây thơ đến tội nghiệp của chú cừu. (Ngây thơ – Từ ngữ dùng để chỉ tính cách con người)
Câu 4. Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể Chó sói và cừu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).
- Đáng cười: hình ảnh đói meo, gầy giơ xương kiếm mồi.
- Đáng ghét: Muốn ăn thịt cừu non nhưng lại che giấu tâm địa, kiếm cớ bắt tội để trừng phạt chú cừu tội nghiệp.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten Soạn văn 9 tập 2 bài 21 (trang 37) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.