Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây – Chân trời sáng tạo 10 Ngữ văn lớp 10 trang 92 sách Chân trời sáng tạo tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây, vô cùng hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài.

Soạn bài Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây
Soạn bài Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

Mời các bạn học sinh lớp 10 cũng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Soạn bài Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

Câu 1. Điền vào bảng tổng hợp dưới đây những đặc điểm của văn bản thông tin được thể hiện trong văn bản trên:

Yếu tố sử dụng

Có/không

Một vài bằng chứng (nếu văn bản có sử dụng)

Tác dụng

Nhan đề

Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

Nêu nội dung chính của văn bản.

Đề mục

1. Những khu chợ sầm uất trên sông

2. Những cách rao mời độc đáo

Phân chia nội dung bài viết thành các phần rõ ràng, cụ thể.

Trích dẫn

Riêng các cô gái bán đồ ăn, thức uống thì thường “bẹo hàng” bằng lời rao: Ai ăn chè đậu đen, nước dừa đường cất không?…

Giúp văn bản sinh động hơn.

Địa danh

Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Trà Ôn (Vĩnh Long)…

Giúp văn bản cụ thể, chi tiết hơn

Yếu tố miêu tả

“Cây bẹo” này treo vài ba trái khóm, “cây bẹo” kia treo lủng lẳng những củ sắn, củ khoai…

Giúp văn bản rõ ràng, cụ thể hơn

Yếu tố biểu cảm

nghe sao mà lảnh lót, thiết tha

Đó quả là những trải nghiệm thực sự thú vị…

Diễn tả cảm xúc của người viết.

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Các hình ảnh minh họa

Giúp văn bản sinh động, dễ hiểu hơn.

Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Ninh Bình năm học 2013 - 2014 môn Toán Sở GD-ĐT Ninh Bình

Câu 2. Nêu một số hình ảnh, chi tiết cho thấy cách mua bán, giao thương độc đáo, thú vị trên chợ nổi.

– Lối rao hàng bằng “cây bẹo”: Người bán hàng dùng một cây sào tre dài, cắm dựng đứng trên ghe xuồng, rồi treo cao các thứ hàng hóa – chủ yếu là trái cây, rau củ giúp khách nhìn thấy từ xa, bơi xuồng đến, tìm đúng thứ cần mua.

– Các ghe bán hàng dạo chế ra cách “bẹo” hàng bằng các âm thanh lạ tai của những chiếc khèn: Có khèn bấm bằng tay (loại kèn nhỏ, bằng nhựa), có kèn đạp bằng chân (loại kèn lớn, còn gọi là kèn cóc).

– Riêng các cô gái bán đồ ăn, thức uống thì thường “bẹo hàng” bằng lời rao: Ai ăn chè đậu đen, nước dừa đường cất không?….

Câu 3. Nhận xét về tác dụng minh họa của các tấm ảnh (hình 1, hình 2) trong văn bản.

Tác dụng minh họa của các tấm ảnh: Giúp văn bản sinh động, dễ hiểu hơn.

Câu 4. Sau khi đọc văn bản trên, bạn suy nghĩ như thế nào về vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người dân miền Tây.

Chợ nổi là một nét sinh hoạt độc đáo của người dân miền Tây, gửi gắm giá trị văn hóa của vùng miền.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây – Chân trời sáng tạo 10 Ngữ văn lớp 10 trang 92 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì II lớp 8 môn Công nghệ - THCS Trần Hưng Đạo, Đồng Nai (Đề 1) Đề kiểm tra môn Công nghệ

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *