Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Chiếc lá cuối cùng Soạn văn 8 tập 1 bài 8 (trang 86) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Truyện Chiếc lá cuối cùng là một trong những tác phẩm nổi tiếng của O. Hen-ri. Tác phẩm này sẽ được giới thiệu trong chương trình Ngữ Văn lớp 8.

Soạn bài Chiếc lá cuối cùng
Soạn bài Chiếc lá cuối cùng

Chính vì vậy, hôm nay, Wikihoc.com mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 8: Chiếc lá cuối cùng, cung cấp đến học sinh những kiến thức cơ bản nhất về tác phẩm này.

Soạn bài Chiếc lá cuối cùng – Mẫu 1

Soạn văn Chiếc lá cuối cùng chi tiết

I. Tác giả

– O. Hen-ri (1862 – 1910) là một nhà văn người Mỹ chuyên viết truyện ngắn.

– Các tác phẩm của ông đã để lại cho bạn đọc nhiều ấn tượng sâu sắc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ…

– Các truyện của O. Hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng lại toát lên một tinh thần cao cả đó là tình yêu thương con người, đặc biệt là những con người nghèo khổ.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Truyện được xuất bản lần đầu năm 1907, trong tập truyện The Trimmed Lamp and Other Stories.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Và rồi khi bóng đêm tràn đến, gió bắc lại lồng lên trong lúc mưa vẫn nặng hạt quật vào cửa sổ, rơi xuống từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan”. Giôn-xi biết mình mắc bệnh và tuyệt vọng chờ đợi cái chết đến với mình.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “Bây giờ chỉ cần bồi dưỡng và chăm sóc chu đáo, thế thôi”. Giôn-xi chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo.
  • Phần 3: Còn lại. Sự thật đằng sau chiếc lá cuối cùng.

3. Tóm tắt

Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Sống cùng với họ trong khu trọ đó là cụ Bơ-men, cũng là một họa sĩ. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô cảm thấy tuyệt vọng. Mỗi lần nhìn ra cửa sổ, Giôn-xi luôn nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân trước cửa rơi xuống cũng là lúc cô lìa đời.

Biết được ý nghĩ của Giôn-xi, cụ Bơ-men âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá khiến Giôn-xi có thêm nghị lực sống. Nhưng sau đêm đó, cụ Bơ-men lại qua đời. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.

Xem thêm tại Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Nhân vật Giôn-xi

– Giôn-xi và bạn của mình là Xiu – hai họa sĩ nghèo, còn trẻ và sống trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa-sinh-tơn.

– Giôn-xi bị mắc bệnh sưng phổi – điều đó đã khiến cô vô cùng tuyệt vọng.

– Cô thường ngồi trên giường, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuyên bám vào trên vách tường gạch đối diện cửa sổ. Và cho rằng khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống thì mình sẽ chết.

=> Điều đó cho thấy một tinh thần suy sụp trước bệnh tật, cũng như sự chờ đợi cái chết.

– Khi nhìn thấy chiếc lá vẫn còn đó sau trận mưa vùi dập hôm qua:

  • Tự cảm thấy mình một con bé hư.
  • Chịu ăn cháo và uống sữa pha chút rượu vang đỏ.
  • Muốn ngồi dậy xem Xiu nấu nướng.
  • Hy vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ.
Tham khảo thêm:   Đề thi Violympic Toán lớp 5 vòng 12 năm 2016 - 2017 Đề thi giải Toán trên mạng lớp 5 có đáp án

=> Thoát khỏi tuyệt vọng, bệnh tật và có hy vọng vào cuộc sống. Chiếc lá đã giúp Giôn-xi lấy lại được tinh thần tiếp tục sống.

2. Nhân vật Xiu

– Cũng là một họa sĩ, sống cùng với Giôn-xi.

– Khi bạn bị bệnh thì hết lòng chăm sóc, khuyên can bạn.

– Sợ hãi, lo lắng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống thì bạn sẽ ra đi mãi mãi.

– Là người tiết lộ bí mật về chiếc lá cuối cùng và cái chết của cụ Bơ-men.

=> Một cô gái có tấm lòng nhân hậu, có đức hy sinh và yêu thương bạn sâu sắc như người thân trong gia đình. Với cụ Bơ-men thì vô cùng kính trọng, thương yêu.

3. Nhân vật cụ Bơ-men

– Một họa sĩ nghèo, suốt bốn mươi năm mơ ước mình sẽ vẽ được một kiệt tác mà vẫn chưa thể thực hiện được. Kiếm sống bằng việc làm mẫu cho các họa sĩ.

– Quan tâm, yêu quý Giôn-xi và Xiu như người thân.

– Khi biết tâm trạng tuyệt vọng của Giôn-xi: Trong đêm giông bão, cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng trên tường với hy vọng tiếp thêm sức mạnh cho cô.

– Cụ Bơ-men đã chết vì bệnh sưng phổi – nhưng đã để lại một kiệt tác.

=> Một con người giàu đức hi sinh, quên mình vì người khác. Cụ cũng là một họa sĩ chân chính với mong muốn sáng tạo ra được kiệt tác nghệ thuật.

Tổng kết: 

– Nội dung: Chiếc lá cuối cùng đã khắc họa được tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

– Nghệ thuật: tình tiết hấp dẫn, kết cấu đảo ngược tình huống…

Soạn văn Chiếc lá cuối cùng ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi:

Câu 1. Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi? Tại sao nhà văn bỏ qua đoạn văn cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết? Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác.

– Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng yêu thương và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi:

  • Khi nghe đến câu chuyện về chiếc lá thường xuân cuối cùng, cụ Bơ-men sợ sệt nhìn ra cửa sổ.
  • Trong đêm giông bão, cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để tiếp thêm động lực cho Giôn-xi.

– Nhà văn bỏ qua đoạn văn cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết nhằm muốn tạo sự bất ngờ cho câu chuyện.

– Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác vì:

  • Nó được vẽ ra bởi một người họa sĩ có nhiệt huyết với nghề – luôn mong muốn vẽ được một kiệt tác.
  • Kiệt tác thường được vẽ ra trong một hoàn cảnh đặc biệt (Trong một đêm giông bão, mưa gió… Cụ Bơ-men đã bị bệnh và mất sau khi chiếc lá).
  • Chiếc lá giống như thật đến nỗi ngay cả Xiu, Giôn-xi là hai họa sĩ cũng không nhận ra.
  • Chiếc lá cuối cùng giống như một biểu tượng của niềm tin, hy vọng (cứu sống Giôn-xi).

Câu 2. Tìm những bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-mem cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nếu Xiu được biết thì truyện có kém hấp dẫn không? Vì sao?

– Bằng chứng:

  • Trước đó, hai người không nói năng gì khi cụ Bơ-men đến thăm Giôn-xi
  • Xiu cũng ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn sau đêm mưa gió.
  • Xiu đã được bác sĩ cho biết việc cụ Bơ-men bị ốm.

– Nếu Xiu biết thì truyện sẽ trở nên kém hấp dẫn. Lý do: Truyện sẽ mất đi yếu tố bất ngờ.

Câu 3. Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiu và bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi hộp của Giôn-xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?

Tham khảo thêm:   Điều chỉnh nội dung môn Toán năm 2021 - 2022 cấp THCS Tinh giản chương trình Toán lớp 6,7,8,9 theo Công văn 4040

– Nguyên nhân: Giôn-xi cho rằng khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống cũng là lúc mình chết đi.

– Truyện kết thúc bằng lời của Xiu mà Giôn-xi không có phản ứng nào khác: Đây là một kết thúc mở với mục đích để người đọc tự tưởng tượng phản ứng của Giôn-xi. Đồng thời tạo ra dư âm cho câu chuyện về niềm tin, hy vọng kết thúc tốt đẹp.

Câu 4. Chứng minh truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, qua đoạn trích này được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ, đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho người đọc.

– Tình huống đảo ngược:

  • Lúc đầu: Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ-men vẫn khỏe mạnh.
  • Sau đó, Giôn-xi có niềm tin, dần khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men đã mất vì bệnh sưng phổi.

– Vai trò: Sự đảo ngược này khiến cho tình huống câu chuyện trở nên thú vị. Khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính có khả năng cảm hóa con người. Đồng thời tạo ra tình huống có sức lay động tình cảm của người đọc.

Soạn bài Chiếc lá cuối cùng – Mẫu 2

Câu 1. Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi? Tại sao nhà văn bỏ qua đoạn văn cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết? Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác.

– Chi tiết:

  • Khi nghe đến câu chuyện về chiếc lá thường xuân cuối cùng, cụ Bơ-men sợ sệt nhìn ra cửa sổ.
  • Trong đêm giông bão, cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để tiếp thêm động lực cho Giôn-xi.

– Nhà văn bỏ qua đoạn văn cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết nhằm muốn tạo sự bất ngờ cho câu chuyện.

– Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác vì:

  • Nó được vẽ ra bởi một người họa sĩ có nhiệt huyết với nghề – luôn mong muốn vẽ được một kiệt tác.
  • Kiệt tác thường được vẽ ra trong một hoàn cảnh đặc biệt (Trong một đêm giông bão, mưa gió… Cụ Bơ-men đã bị bệnh và mất sau khi chiếc lá).
  • Chiếc lá giống như thật đến nỗi ngay cả Xiu, Giôn-xi là hai họa sĩ cũng không nhận ra.
  • Chiếc lá cuối cùng giống như một biểu tượng của niềm tin, hy vọng (cứu sống Giôn-xi).

Câu 2. Tìm những bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-mem cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nếu Xiu được biết thì truyện có kém hấp dẫn không? Vì sao?

– Bằng chứng:

  • Trước đó, hai người không nói năng gì khi cụ Bơ-men đến thăm Giôn-xi
  • Xiu cũng ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn sau đêm mưa gió.
  • Xiu đã được bác sĩ cho biết việc cụ Bơ-men bị ốm.

– Nếu Xiu biết thì truyện sẽ trở nên kém hấp dẫn. Vì truyện sẽ mất đi yếu tố bất ngờ.

Câu 3. Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiu và bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi hộp của Giôn-xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?

– Nguyên nhân: Giôn-xi cho rằng khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống cũng là lúc mình chết đi.

– Truyện kết thúc bằng lời của Xiu mà Giôn-xi không có phản ứng nào khác: Đây là một kết thúc mở với mục đích để người đọc tự tưởng tượng phản ứng của Giôn-xi. Đồng thời tạo ra dư âm cho câu chuyện về niềm tin, hy vọng kết thúc tốt đẹp.

Tham khảo thêm:   Toán 11 Bài 2: Giá trị lượng giác của một góc lượng giác Giải Toán 11 Chân trời sáng tạo trang 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20

Câu 4. Chứng minh truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, qua đoạn trích này được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ, đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho người đọc.

– Tình huống đảo ngược:

  • Lúc đầu: Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ-men vẫn khỏe mạnh.
  • Sau đó, Giôn-xi có niềm tin, dần khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men đã mất vì bệnh sưng phổi.
  • Vai trò: Sự đảo ngược này khiến cho tình huống câu chuyện trở nên thú vị. Khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính có khả năng cảm hóa con người. Đồng thời tạo ra tình huống có sức lay động tình cảm của người đọc.

Soạn bài Chiếc lá cuối cùng – Mẫu 3

Câu 1.

– Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi:

  • Sau khi nghe câu chuyện về suy nghĩ của Giôn-xi về chiếc lá thường xuân, cụ Bơ-men sợ sệt nhìn ra cửa sổ.
  • Trong đêm giông bão, cụ Bơ-men vẫn ở bên ngoài, vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để tiếp thêm động lực cho Giôn-xi.

– Nhà văn bỏ qua đoạn văn cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết nhằm muốn tạo sự bất ngờ cho câu chuyện.

– Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác vì:

  • Được vẽ bởi một người họa sĩ có nhiệt huyết với nghề – luôn mong muốn vẽ được một kiệt tác.
  • Được vẽ ra trong một hoàn cảnh đặc biệt (Trong một đêm giông bão, mưa gió… Cụ Bơ-men đã bị bệnh và mất sau khi chiếc lá).
  • Chiếc lá được vẽ rất giống thật, Giôn-xi và Xiu đều không nhận ra dù họ là họa sĩ.
  • Chiếc lá là biểu tượng của niềm tin, hy vọng (cứu sống Giôn-xi).

Câu 2.

– Những bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-mem cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống:

  • Cụ Bơ-men đến thăm Giôn-xi, nhưng không hề nhắc đến việc sẽ vẽ chiếc lá thường xuân.
  • Xiu cảm thấy ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn sau đêm mưa gió.
  • Xiu đã được bác sĩ thông báo về việc cụ Bơ-men bị ốm.

– Nếu Xiu biết thì có thể cô sẽ nói cho Giôn-xi, chiếc lá thường xuân sẽ không thể phát huy tác dụng của mình.

Câu 3.

– Tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiu và bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo màn lên: Khuôn mặt lo lắng không biết chiếc lá còn đó không.

– Nguyên nhân sâu xa quyết định tâm trạng hồi hộp của Giôn-xi: Giôn-xi cho rằng khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống cũng là lúc mình chết đi.

– Truyện kết thúc bằng lời của Xiu mà Giôn-xi không có phản ứng nào khác vì: Nhà văn muốn xây dựng một kết thúc mở với mục đích để người đọc tự tưởng tượng phản ứng của Giôn-xi. Đồng thời tạo ra dư âm cho câu chuyện về niềm tin, hy vọng kết thúc tốt đẹp.

Câu 4.

– Tình huống đảo ngược:

  • Lúc đầu: Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ-men vẫn khỏe mạnh.
  • Sau đó, Giôn-xi có niềm tin, dần khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men đã mất vì bệnh sưng phổi.

– Vai trò: Sự đảo ngược này khiến cho tình huống câu chuyện trở nên thú vị. Khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính có khả năng cảm hóa con người. Đồng thời tạo ra tình huống có sức lay động tình cảm của người đọc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Chiếc lá cuối cùng Soạn văn 8 tập 1 bài 8 (trang 86) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *