Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Chạy giặc Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 13 sách Chân trời sáng tạo tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa khung cảnh tan tác, đau thương của đất nước khi giặc Pháp đến xâm lược. Hôm nay, Wikihoc.com mời bạn đọc tham khảo bài Soạn văn 8: Chạy giặc.

Soạn bài Chạy giặc
Soạn bài Chạy giặc

Các bạn học sinh lớp 8 có thể tham khảo tài liệu để có thêm những kiến thức hữu ích về tác giả, tác phẩm.

Soạn bài Chạy giặc – Mẫu 1

Câu 1. Xác định bố cục, vần, luật, niêm, nhịp của bài thơ.

– Bố cục: 4 phần

  • Phần 1. Hai câu đầu (Đề): giới thiệu tình hình đất nước bị giặc Tây xâm lược.
  • Phần 2. Hai câu tiếp (Thực): khắc họa chi tiết khung cảnh loạn lạc
  • Phần 3. Hai câu tiếp (Luận): nhìn vấn đề trong bối cảnh rộng lớn, sâu sắc hơn
  • Phần 4. Hai câu cuối (Kết): tình cảm yêu nước, thương dân và lo lắng cho vận mệnh đất nước

– Vần bằng: chỉ hiệp vần ở các câu 2, 4, 6 và 8 (Tây, tay, bay, mây, này)

– Luật trắc (tiếng thứ 2 là thanh trắc – chợ)

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 7 English Discovery Ôn tập cuối kì 1 Tiếng Anh 7 English Discovery

– Niêm: chữ thứ 2 của câu 1 niêm với chữ thứ 2 của câu 8 là trắc, chữ thứ 2 của câu 2 niêm với chữ thứ 2 của câu 3 là bằng, chữ thứ 2 của câu 4 niêm với chữ thứ 2 của câu năm là trắc, chữ thứ 2 của câu 5 niêm với chữ thứ 2 câu 6 đều là bằng

– Nhịp: 2/2/3 ở các câu 1, 3, 4, 5 và 6; 4/3 ở các câu 2, 7 và 8

Câu 2. Trong sáu câu đầu hình ảnh chạy giặc của người dân được gợi tả bằng những từ ngữ nào?

Hình ảnh chạy giặc của người dân được gợi tả bằng những từ ngữ: lơ thơ, dáo dác, tan bọt nước, nhuốm màu mây gợi ra bức tranh loạn lạc, tang thương với những con người yếu ớt, không nơi nương tựa.

Câu 3. Theo em, tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ cuối?

Tác giả bày tỏ sự lo lắng, thương xót cho người dân, cho vận mệnh của đất nước, đồng thời cũng thể hiện sự thất vọng, trong đợi với “những trang dẹp loạn” – người có khả năng và trách nhiệm với đất nước.

Câu 4. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và chỉ ra tác dụng của chúng.

  • Câu hỏi tu từ được đặt ra ở cuối bài thơ không có mục đích tìm kiếm câu trả lời, mà đã nằm ngay trong câu hỏi.
  • Tác dụng: nhấn mạnh nội dung người viết muốn gửi gắm, dân tộc cần người có trách nhiệm đứng ra gánh vác đất nước, đối phó với giặc ngoại xâm.
Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 3 Unit 3: Lesson 3 Unit 3 trang 52 Explore Our World (Cánh diều)

Soạn bài Chạy giặc – Mẫu 2

Tác giả

– Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

– Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi (1843), nhưng 6 năm sau (1849) ông bị mù.

– Sau đó, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân.

– Trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ, ông tích cực tham gia phong trào kháng chiến cùng các vị lãnh tụ như bàn bạc việc đánh giặc hay sáng tác văn học để khích lệ tinh thần nhân dân.

– Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Khi Nam Kỳ bị giặc chiếm, ông về sống ở Ba Tri (Bến Tre).

– Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu truyền bá đạo lý làm người và cổ vũ tinh thần yêu nước.

– Một số tác phẩm nổi tiếng: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định…

Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời

– Hiện nay chưa có tài liệu nào ghi rõ hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

– Nhưng căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu, đặc biệt là nội dung tác phẩm có người cho rằng bài thơ được viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (17 – 2 -1859).

Tham khảo thêm:   GTA Online: 5 mẹo cần tránh khi bắt đầu chơi game

– Bài thơ “Chạy giặc” là một trong những tác phẩm đầu tiên của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Sáu câu đầu: cảnh nhân dân và đất nước khi thực dân Pháp đến xâm lược.
  • Phần 2. Hai câu còn lại: tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước cảnh ngộ đất nước bị xâm lược.

3. Nội dung và nghệ thuật

– Nội dung: bài thơ Chạy giặc đã khắc họa khung cảnh tan tác, đau thương của đất nước khi giặc Pháp đến xâm lược.

– Nghệ thuật sử dụng biện pháp tu từ, bút pháp tả thực…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Chạy giặc Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 13 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *