Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Cây xấu hổ (trang 31) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 1 – Tuần 4 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Cây xấu hổ giúp các em hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 31, 32, 33.

Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Cây xấu hổ – Tuần 4 của Bài 7 Chủ đề Em lớn lên từng ngày theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Soạn bài phần Đọc – Bài 7: Cây xấu hổ

Khởi động

Câu 1: Em biết gì về loài cây trong tranh?

Câu 1

Gợi ý trả lời:

Cây trong tranh là cây xấu hổ, có nhiều lá nhỏ màu xanh và hoa màu hồng tím.

Câu 2: Dựa vào tên bài đọc và tranh minh họa, em thử đoán xem loài cây này có gì đặc biệt?

Gợi ý trả lời:

Cây xấu hổ sẽ cụp lá vào khi bị thức khác chạm vào.

Trả lời câu hỏi

CÂY XẤU HỔ

Bỗng dưng, gió ào ào nổi lên. Có tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại.

Tham khảo thêm:   Mẫu khai trả lại tên miền

Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao. Nó hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Bấy giờ, nó mới mở bừng những con mắt lá. Quả nhiên, không có gì lạ thật.

Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao. Thì ra, vừa có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự toả sáng không biết từ đâu bay tới. Chim đậu một thoáng trên cành thanh mai rồi lại vội bay đi. Các cây cỏ xuýt xoa: biết bao nhiêu con chim đã bay qua đây, chưa có con nào đẹp đến thế.

Càng nghe bạn bè trầm trồ, cây xấu hổ càng tiếc. Không biết bao giờ con chim xanh ấy quay trở lại?

(Theo Trần Hoài Dương)

Từ ngữ

– Lạt xạt: tiếng va chạm của lá khô.

– Xôn xao: nhiều âm thanh, tiếng nói nhỏ phát ra cùng một lúc.

– Xuýt xoa, cách thể hiện cảm xúc (thường là khen, đôi khi là tiếc) qua lời nói.

– Thanh mai: cây bụi thấp, quả mọng nước, trông như quả dâu.

Câu 1: Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã làm gì?

Gợi ý trả lời:

Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã co rúm mình lại.

Câu 2: Cây cỏ xung quanh xôn xao vì chuyện gì?

Gợi ý trả lời:

Cây cỏ xung quanh xôn xao vì có một con chim xanh rất đẹp bay qua.

Câu 3: Cây xấu hổ nuối tiếc điều gì?

Gợi ý trả lời:

Cây xấu hổ nuối tiếc vì chưa được tận mắt nhìn thấy con chim xanh.

Câu 4: Câu văn nào cho biết cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại?

Gợi ý trả lời:

Câu văn cho biết cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại: Không biết bao giờ con chim ấy quay trở lại?

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Mở bài Mùa xuân chín hay nhất Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử

Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1: Những từ nào dưới đây chỉ đặc điểm

Câu 1

Gợi ý trả lời:

Những từ chỉ đặc điểm: đẹp, lóng lánh, xanh biếc.

Câu 2: Nói tiếp lời của cây xấu hổ: Mình rất tiếc (…)

Câu 2

Gợi ý trả lời:

Mình rất tiếc vì khi con chim xanh bay qua đã không tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp ấy.

Soạn bài phần Viết – Bài 7: Cây xấu hổ

1. Viết chữ hoa: C

2. Viết ứng dụng: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Gợi ý trả lời:

1. Cách viết: Từ điểm đặt bút ở giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 3 vòng xuống đến 2,5 ô vuông rồi vòng lên gặp đường kẻ ngang 6 và tiếp tục lượn xuống giống nét cong trái đến sát đường kẻ ngang 1, tiếp tục vòng đến đường kẻ ngang 3 và lượn xuống. Điểm kết thúc nằm trên đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa hai đường kẻ dọc 3 và 4.

2. Viết chữ hoa C đầu câu, cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, vị trí đặt dấu phẩy để ngăn cách các vế trong câu và dấu chấm cuối câu.

Soạn bài phần Nói và nghe – Bài 7: Cây xấu hổ

Câu 1: Dựa vào câu hỏi gợi ý, đoán nội dung của từng tranh

Câu 1

Gợi ý trả lời:

  • Tranh 1: Cuộc gặp gỡ giữa hạt đỗ và mưa xuân.
  • Tranh 2: Cuộc gặp gỡ giữa hạt đỗ đã nảy mẩm và gió xuân.
  • Tranh 3: Cuộc gặp gỡ giữa hạt đỗ với mầm đã lớn và mặt trời.
  • Tranh 4: Hạt đỗ đã lớn thành cây đỗ và mặt trời đang tỏa nắng.

Câu 2: Nghe kể câu chuyện.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Viết bài luận thuyết phục bạn từ bỏ thói quen cười nói to, gây ồn ào nơi công cộng Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen

Câu 3: Chọn kể 1-2 đoạn theo tranh.

Gợi ý trả lời:

  • Tranh 1: Cô mưa xuân đến khi đỗ con nằm giữa những hạt đất li ti xôm xốp, cô đem nước đến cho đỗ con được tắm mát.
  • Tranh 2: Cô gió xuân bay đến, thì thầm dịu dàng gọi đỗ con dậy. Đỗ con cựa mình lớn phổng lên làm nứt cả chiếc áo ngoài.
  • Tranh 3: Bác mặt trời chiếu những tia nắng ấm áp lay đỗ con, bác đã động viên, khuyên đỗ con vùng dậy, bác hứa sẽ sưởi ấm cho đỗ con.
  • Tranh 4: Đỗ con đã vươn vai thật mạnh, trồi lên khỏi mặt đất, xòe hai cánh tay nhỏ xíu hướng về phía mặt trời ấm áp.

Soạn bài phần Vận dụng – Bài 7: Cây xấu hổ

Nói với người thân về hành trình hạt đỗ trở thành cây đỗ.

Gợi ý trả lời:

Mẫu 1

Cô mưa xuân đến khi đỗ con nằm giữa những hạt đất li ti xôm xốp, cô đem nước đến cho đỗ con được tắm mát. Cô gió xuân bay đến, thì thầm dịu dàng gọi đỗ con dậy. Đỗ con cựa mình lớn phổng lên làm nứt cả chiếc áo ngoài. Bác mặt trời chiếu những tia nắng ấm áp lay đỗ con, bác đã động viên, khuyên đỗ con vùng dậy, bác hứa sẽ sưởi ấm cho đỗ con. Đỗ con đã vươn vai thật mạnh, trồi lên khỏi mặt đất, xòe hai cánh tay nhỏ xíu hướng về phía mặt trời ấm áp.

Mẫu 2

Hành trình trường thành của đỗ con trở thành cây đỗ là trải qua ba giai đoạn. Đầu tiên là ủ mầm, đỗ con ngủ trong chum một năm. Sau đó, đỗ con thức giấc đón mưa, gió và ánh mặt trời. Cuối cùng, đỗ vươn mình đón ánh mặt trời và trở thành cây đỗ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Cây xấu hổ (trang 31) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 1 – Tuần 4 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *