Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Ca dao về lao động sản xuất trang 168 Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 – Tuần 17 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Tập đọc Ca dao về lao động sản xuất giúp các em học sinh lớp 5 hiểu rõ ý nghĩa bài tập đọc, cũng như bố cục, nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 168, 169.

Đồng thời, cũng hướng dẫn chi tiết cách đọc, giúp các em đọc trôi chảy, lưu loát, đúng các từ ngữ trong bài. Tập đọcCa dao về lao động sản xuất – Tuần 17 còn hỗ trợ thầy cô trong quá trình soạn giáo án cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Tập đọc Ca dao về lao động sản xuất

Bài đọc

Ca dao về lao động sản xuất

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần!

Tham khảo thêm:   TOP game retro hay nhất trên mobile

*

Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng
Ai ơi! chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

*

Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

Hướng dẫn đọc

  • Ba bài ca dao đều được sáng tác theo thể thơ lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc.
  • Âm điệu chung của cả ba bài là âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết, tình cảm. Nhịp điệu 2/2/2 – 4/4 là phổ biến.

Bố cục

Chia làm 3 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “đắng cay muôn phần”
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “tấc vàng bấy nhiêu”
  • Đoạn 3: Còn lại

Nội dung chính

Những bài ca dao về nỗi khổ cực của người dân lao động, dạy cách trồng cấy. Dù trồng cấy phụ thuộc vào thiên nhiên, vất vả lao động nhưng con người vẫn luôn vui vẻ, tận hưởng thành quả.

Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 169

Câu 1

Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong lao động sản xuất.

Trả lời:

Những hình ảnh nói lên:

  • Nỗi vất vả: cày đồng buổi ban trưa, mồ hôi như mưa; mỗi một hạt gạo làm ra “dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”.
  • Sự lo lắng: trông nhiều bề; trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm, trông cho chân cứng đá mềm, trông trời yên, biển lặng.
Tham khảo thêm:   TOP app & công cụ Google mới bạn cần biết

Câu 2

Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?

Trả lời:

Công lênh chẳng quản lâu đâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng,

Câu 3

Tìm những câu ứng với mỗi nội dung dưới đây:

a. Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày

b. Thể hiện quyết tâm lao động, sản xuất

c. Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo

Trả lời:

a. Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

b. Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời yên, bể lặng mới yên tấm lòng.

c. Ai ơi, bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!

Câu 4

Học thuộc lòng các bài ca dao trên.

Ý nghĩa bài Ca dao về lao động sản xuất

Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ca dao về lao động sản xuất trang 168 Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 – Tuần 17 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *