Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân – Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 10 sách Cánh diều tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, thuộc sách Cánh diều, tập 2.

Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân
Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Học sinh lớp 7 hãy tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải ngay bên dưới để có thêm kiến thức hữu ích về tác phẩm.

Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân – Mẫu 1

(1). Mở bài

Giới thiệu các nhân vật trong truyện: Bụng, Răng, Miệng, Tay, Chân

(2). Thân bài

  • Từ rất lâu, Bụng, Răng, Miệng, Tay, Chân vẫn sống với nhau rất thân thiết.
  • Các bộ phận trên cơ thể gồm Răng, Miệng, Tay, Chân phải làm việc vất vả.
  • Họ cảm thấy bất công vì Bụng chỉ biết hưởng thụ.
  • Họ quyết định đình công để Bụng cũng phải làm việc.
  • Chỉ vài ngày sau, tất cả đều cảm thấy mệt mỏi, không còn sức lực.

(3). Kết bài

Từ đó Bụng, Răng, Miệng, Tay, Chân lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa.

Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân – Mẫu 2

2.1 Chuẩn bị

– Ê-dốp (khoảng 620 – 564 trước công nguyên) là một người Hy Lạp.

Tham khảo thêm:   Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 2 Bài tập cuối tuần lớp 2

– Trong cuộc sống, mỗi người đều đã từng ghen tị, so bì với người khác

2.2 Đọc hiểu

Câu 1. Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn?

Bụng không làm gì, chỉ biết hưởng thụ.

Câu 2. Kết quả cuối cùng thế nào?

Người thì rã rời, Tay oặt ẹo, Miệng khô đắng ngắt, Chân mệt mỏi không mang nổi thân gầy.

Câu 3. Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện hay không?

Bài học: Tinh thần đoàn kết, đồng lòng trong cuộc sống.

2.3 Trả lời câu hỏi

Câu 1. Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.

Một ngày, mấy thành viên cơ thể bỗng thấy mình phải cong lưng làm việc cho anh Bụng đánh chén. Họ bàn bạc rồi quyết định đình công để anh Bụng phải cùng làm. Nhưng chỉ mấy hôm sau, n gười thì rã rời, Tay oặt ẹo, Miệng khô đắng ngắt, Chân mệt mỏi không mang nổi thân gầy. Cuối cùng họ nhận ra Bụng cũng chẳng được nghỉ ngơi và quay trở lại đoàn kết với nhau.

Xem thêm: Kể tóm tắt Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân bằng văn xuôi

Câu 2. Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở phần Kiến thức ngữ văn để nêu sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn này với các truyện ngụ ngôn đã học (Gợi ý: có thể dựa vào các yếu tố đề tài, cách kể, nhân vật, nội dung, bài học…).

– Giống nhau:

  • Mượn chuyện đồ vật, loài vật… để nói chuyện con người.
  • Gửi gắm một bài học, kinh nghiệm về cuộc sống.

– Khác nhau: Truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân được kể bằng văn vần.

Tham khảo thêm:   Giáo án Đạo đức 3 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Giáo án môn Đạo đức lớp 3

Câu 3. Theo em, có thể rút ra bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?

Truyện nêu ra bài học rằng trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau gắn bó với nhau để cùng tồn tại.

Câu 4. Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng của Việt Nam, so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp và nêu nhận xét của em.

– Giống nhau:

  • Đều mượn bộ phận trên cơ thể để nói về con người.
  • Bài học rút ra về tinh thần đoàn kết.

– Khác nhau:

  • Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng được viết dưới dạng văn xuôi
  • Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân được viết dưới văn vần

Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân – Mẫu 3

3.1 Chuẩn bị

– Ê-dốp (khoảng 620 – 564 trước công nguyên) là một người Hy Lạp.

– Trong cuộc sống, em đã từng ghen tị khi thấy bạn học giỏi hơn mình.

3.2 Đọc hiểu

Câu 1. Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn?

Bụng không làm gì, chỉ biết hưởng thụ.

Câu 2. Kết quả cuối cùng thế nào?

Người thì rã rời, Tay oặt ẹo, Miệng khô đắng ngắt, Chân mệt mỏi không mang nổi thân gầy.

Câu 3. Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện hay không?

Bài học: Tinh thần đoàn kết, đồng lòng trong cuộc sống.

3.3 Trả lời câu hỏi

Câu 1. Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.

Các bộ phận trên cơ thể gồm Răng, Miệng, Tay, Chân phải làm việc vất vả. Họ cảm thấy bất công vì Bụng chỉ biết hưởng thụ. Họ quyết định đình công để Bụng cũng phải làm việc. Chỉ vài ngày sau, tất cả đều cảm thấy mệt mỏi, không còn sức lực. Họ nhận ra Bụng cũng phải làm việc, lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa.

Tham khảo thêm:   Đáp án cuộc thi Tìm hiểu kiến thức về an toàn giao thông năm 2022 Cuộc thi Thanh niên với văn hóa giao thông 2022

Câu 2. Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở phần Kiến thức ngữ văn để nêu sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn này với các truyện ngụ ngôn đã học (Gợi ý: có thể dựa vào các yếu tố đề tài, cách kể, nhân vật, nội dung, bài học…).

– Giống nhau: Mượn chuyện loài vật, đồ vật để nói chuyện con người; Đưa ra những bài học nhằm giáo dục và khuyên răn con người; Ngắn gọn, ít tình tiết.

– Khác nhau:

  • Các truyện ngụ ngôn đã đọc: kể bằng văn xuôi
  • Truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân: kể bằng văn vần.

Câu 3. Theo em, có thể rút ra bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?

Bài học từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau gắn bó với nhau để cùng tồn tại.

Câu 4. Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng của Việt Nam, so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp và nêu nhận xét của em.

– Giống nhau:

  • Đều mượn bộ phận trên cơ thể để nói về con người.
  • Bài học rút ra về tinh thần đoàn kết.

– Khác nhau:

  • Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng: văn xuôi
  • Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân: văn vần

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân – Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 10 sách Cánh diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *