Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư – Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 53 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Wikihoc.com muốn giới thiệu tài liệu Soạn văn 10: Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, sẽ cung cấp những kiến thức vô cùng hữu ích.

Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Mong rằng có thể giúp ích cho quá trình chuẩn bị bài. Mời các bạn học sinh lớp 10 cũng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Trước khi đọc

Qua những bài đã học về thơ, hãy chia sẻ những điều bạn thấy thú vị và khó khăn khi tiếp cận một bài thơ trữ tình.

– Thú vị: Một bài thơ trữ tình thường ngắn gọn, dễ thuộc và dễ nhớ, giàu cảm xúc và giá trị nội dung, nghệ thuật.

– Khó khăn: Những hình ảnh, từ ngữ trong thơ thường giàu tính biểu tượng, thơ ngắn gọn nên cần phải tìm hiểu sâu mới hiểu được.

Trong khi đọc

Câu 1. Trước khi đọc tiếp văn bản của Chu Văn Sơn, hãy dừng lại đọc bài thơ của Lưu Trọng Lưu và liệt kê những yếu tố hình thức ở bài thơ có thể gây ấn tượng và liên tưởng mạnh ở người đọc.

  • Trong một khổ thơ, chỉ viết hoa chữ cái đầu của dòng thứ nhất, các dòng còn lại viết thường.
  • Khổ thơ thứ nhất có năm dòng, khổ thơ thứ hai có bốn dòng.
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngoài (Dàn ý + 7 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 12

Câu 2. Trong đoạn (2) và (3), thao tác lập luận chính mà tác giả sử dụng là gì?

Thao tác lập luận chính: giải thích.

Câu 3. Xác định câu chủ đề của đoạn (4).

Câu chủ đề đoạn (4): Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.

Câu 4. Từ đoạn (5) đến đoạn (7), tác giả tập trung phân tích những yếu tố hình thức nào của bài thơ?

Từ đoạn (5) đến đoạn (7), tác giả tập trung phân tích: âm điệu, bố cục, sự hài hòa của vần và nhịp.

Câu 5. Từ đoạn (8) đến đoạn (12), tác giả tập trung phân tích khía cạnh gì của bài thơ?

Từ đoạn (8) đến đoạn (12), tác giả tập trung phân tích: cấu trúc ngôn từ.

Câu 6. Xác định câu chủ đề của đoạn (13).

Câu chủ đề đoạn (13): Tôi cứ nghĩ, Lưu Trọng Lư chính là chú nai kia, bởi cái nghiêng tai ngơ ngác thi sĩ của nó.

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Theo phân tích của tác giả, “tiếng thu” và “tiếng thơ” tương ứng với những bình diện nào trong bài thơ của Lưu Trọng Lư?

  • Tiếng thu: tính nhạc, cấu trúc, gieo vần, sự hài hòa của vần và nhịp.
  • Tiếng thơ: thổn thức, rạo rực và xào xạc.

Câu 2. Trình tự của bài viết đi từ “tiếng thu” hay “tiếng thơ”? Theo tác giả, “tiếng thu” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là gì?

Bài viết đi từ “tiếng thơ” đến “tiếng thu”. Theo tác giả, “tiếng thu” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là: Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.

Tham khảo thêm:   Quyết định của cấp ủy có thẩm quyền xóa tên đảng viên dự bị Mẫu 21-XTĐV

Câu 3. Đánh giá về tính hợp lí của cách tổ chức và triển khai ý tưởng trong bài viết.

Bài viết được tổ chức và triển khai hợp lí, nội dung từng phần rõ ràng, có sự so sánh, phát triển.

Câu 4. Theo tác giả, sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của Thơ mới so với thơ cổ điển là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt ấy?

– Sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của Thơ mới so với thơ cổ điển: Thơ cổ điển miêu tả thiên nhiên tĩnh lặng, miên viễn. Thơ mới miêu tả thiên nhiên ở trạng thái xôn xao.

– Nguyên nhân: Con người cổ điển vốn xem tĩnh là gốc của động, là gốc của sự vận động trong tạo vật. Các nhà Thơ mới ít nhìn thiên nhiên bằng cái nhìn chiêm nghiệm. Họ muốn dò la cái sự sống tiềm tàng chất chứa bên trong lòng tạo vật.

Câu 5. Khi phân tích ngôn từ trong bài thơ Tiếng thu , những thao tác gì được nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thường xuyên sử dụng? Theo bạn, tại sao những thao tác ấy lại rất cần thiết trong việc cảm thụ giá trị thẩm mĩ của ngôn từ thơ?

– Các thao tác: phân tích, chứng minh, bình luận và so sánh.

– Mỗi thao tác có một vai trò riêng, góp phần trong việc cảm thụ giá trị thẩm mĩ của ngôn từ thơ: Phân tích giúp làm rõ từng vấn đề, chứng minh đưa ra dẫn chứng, bình luận giúp đưa ra đánh giá, nhận định còn so sánh giúp vấn đề trở nên sâu sắc hơn.

Câu 6. Từ gợi ý trong bài viết của Chu Văn Sơn, theo bạn, sức hấp dẫn của một bài thơ nằm ở những yếu tố nào?

Tham khảo thêm:   Nghị quyết 36/2012/QH13 Về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại

Sức hấp dẫn của một bài thơ nằm ở ngôn từ, âm điệu của bài thơ.

Kết nối đọc – viết

Qua tác phẩm được giới thiệu trong Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ.

Gợi ý:

Trong kho tàng văn học của mỗi quốc gia, thơ ca là một thể loại vô cùng quan trọng. Bởi có lẽ, không thể loại nào có khả năng bộc lộ những cảm xúc chân thực, tài tình như thơ ca. Sức hấp dẫn của một bài thơ nằm ở ngôn từ, âm điệu của bài thơ. Hình ảnh trong thơ thường mang tính biểu tượng cao. Mặc dù được đặt trong một khuôn khổ nhất định nhưng thơ ca lại mở ra một thế giới tưởng tượng rộng lớn, không giới hạn. Có thể nói rằng, ngôn từ chính phương tiện giúp người thi sĩ kết nối với bạn đọc, cùng khám phá cánh cửa nghệ thuật và những tư tưởng cảm xúc được nhà thơ gửi gắm. Còn về âm điệu trong một bài thơ được tạo thành từ vần và nhịp. Mỗi âm điệu khác nhau cũng góp phần diễn tả tâm trạng khác nhau của nhà thơ. Chúng ta cảm nhận một bài thơ, không chỉ xét về nội dung mà còn phải chú ý đến nghệ thuật. Tất cả đều tạo nên vẻ đẹp của thơ ca.

Xem thêm: Đoạn văn chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư – Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 53 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *