Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến ca ngợi một tình bạn chân thành, gắn bó. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Bạn đến chơi nhà, hướng dẫn chuẩn bị bài.
Tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo chi tiết ngay dưới đây.
Soạn bài Bạn đến chơi nhà
Chuẩn bị đọc
Khi có bạn đến chơi nhà, nhất là bạn lâu ngày gặp lại, chúng ta thường chuẩn bị những gì để tiếp đón?
Gợi ý:
Khi có bạn đến chơi nhà, nhất là bạn lâu ngày gặp lại, chúng ta thường chuẩn bị những món ăn ngon để tiếp đón.
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Bảy câu thơ đầu giúp em hình dung điều gì?
Bảy câu thơ đầu giúp em hình dung hoàn cảnh sống thiếu thốn của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 2. “Ta” trong câu thơ cuối là những ai?
- Từ “ta” trước: nhân vật trữ tình – chủ nhà
- Từ “ta” sau: người khác
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào trong bảy câu thơ đầu để giới thiệu về gia đình của mình cho bạn biết khi bạn đến chơi nhà?
– Từ ngữ, hình ảnh: trẻ thời đi vắng, chợ thời xa, ao sâu nước cả, vườn rộng rào thưa, cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa, trầu không có.
– Biện pháp tu từ: phóng đại
=> Qua những hình ảnh trên, nhà thơ muốn khắc họa một cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn về vật chất.
Câu 2. Phân tích ý nghĩa của câu thơ cuối.
– Bác đến chơi đây: Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng người bạn vẫn trân trọng tình cảm, vậy là đã rất đáng quý rồi.
– “Ta với ta”:
- Từ “ta” đầu tiên: nhân vật trữ tình – chủ nhà
- Từ “ta” thứ hai: người bạn – khách
- Từ “với” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách.
=> Câu thơ khẳng định được tình cảm tri kỷ của hai người bạn cũng như tâm hồn thấu hiểu sâu sắc, không màng đến của cải vật chất.
Câu 3. Tác giả cười ai, cười điều gì? Nêu tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên tiếng cười trong bài thơ?
– Tác giả cười bản thân, cười hoàn cảnh thiếu thốn của mình.
– Tác dụng: Tiếng cười tự trào hóm hỉnh, nhẹ nhàng vì tuy hoàn cảnh thiếu thốn nhưng lại thấy được tình bạn gắn bó, khăng khít hơn bao giờ hết.
Câu 4. Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nêu bằng chứng để làm rõ ý kiến của em.
Câu 5. Nêu chủ đề của bài thơ và chỉ ra căn cứ giúp em xác định được chủ đề ấy
Câu 6. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì?
Câu 7. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của em về tình bạn chân chính.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Bạn đến chơi nhà Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 101 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.