Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Bài thơ của một người yêu nước mình Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 68 sách Cánh diều tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tài liệu Soạn văn 12: Bài thơ của một người yêu nước mình, sẽ hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trong SGK Ngữ văn.

Soạn bài Bài thơ của một người yêu nước mình
Soạn bài Bài thơ của một người yêu nước mình

Các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo tài liệu để có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ nhất.

Soạn bài Bài thơ của một người yêu nước mình

1. Chuẩn bị

– Trần Vàng Sao (1942 – 9/5/2018) tên thật là Nguyễn Đính, sinh ở Thừa Thiên Huế, năm 1961 ông thi đỗ tú tài rồi vào Đại học Huế, tham gia các phong trào đấu tranh của sinh viên cùng thế hệ với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Ngô Kha.

– Bài thơ được sáng tác vào tháng 12-1967 khi ông đang ở trên chiến khu đầu nguồn sông Hương.

– Nhan đề của bài thơ gợi suy nghĩ về nội dung viết về tình yêu quê hương, yêu nước.

2. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Trong cảm nhận của nhân vật trữ tình, đất nước hiện ra qua những hình ảnh nào? Đặc điểm chung của những hình ảnh ấy là gì?

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 7: Chứng minh câu ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng Dàn ý & 5 bài văn mẫu lớp 7

Hướng dẫn giải:

– Đất nước hiện ta qua những hình ảnh thiên nhiên, con người hay nét đẹp văn hóa: căn nhà dột phên không ngăn nổi gió, cây cỏ ở trong vườn, mẹ tôi chịu khó chịu thương, giọng hát hay,…

– Đặc điểm chung: bình dị, gần gũi

Câu 2. Những từ ngữ, dòng thơ nào thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình với đất nước? Phân tích ý nghĩa của dòng thơ có tính chất như một điệp khúc trong bài thơ.

Hướng dẫn giải:

– Những từ ngữ, dòng thơ thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình với đất nước: Tôi yêu đất nước này như thế, Tôi yêu đất nước này áo rách, Tôi yêu đất nước này lầm than, Tôi yêu đất nước này chân thật/Như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi/Như yêu em nụ hôn ngọt trên môi/Và yêu tôi đã biết làm người

– Ý nghĩa của dòng thơ có tính chất như một điệp khúc trong bài thơ: “Tôi yêu đất nước này…” nhấn mạnh vào tình yêu đất nước sâu sắc, nồng nàn của nhà thơ.

Câu 3. Hãy tìm các biểu hiện về giọng điệu của nhân vật trữ tình trong văn bản Bài thơ của một người yêu nước mình . Qua đó, em có suy nghĩ gì về tình cảm, thái độ của nhân vật trữ tình đối với đất nước?

Hướng dẫn giải:

– Giọng điệu của nhân vật trữ tình đa dạng: khi tươi vui, khi trầm ngâm, khi tự hào, khi thì đanh thép

Tham khảo thêm:   Quyết định số 20/2011/QĐ-TTG ban hành quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền

– Nhân vật trữ tình có một lòng yêu nước tha thiết, nồng nàn, gắn bó, yêu thương những gì gần gũi xung quanh quê hương xứ sở…

Câu 4. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong bài thơ trên.

Câu 5. Quan niệm và cách thể hiện tình cảm đối với đất nước của Trần Vàng Sao trong bài thơ trên có gì giống và khác với Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ sau:

Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”
mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…

( Đất Nước, trích trường ca Mặt đường khát vọng )

Câu 6. Chọn và thực hiện một trong các nhiệm vụ sau:

– Hãy viết một đoạn / bài thơ về đất nước với chủ đề “Đất nước tôi”.

– Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) giới thiệu một vẻ đẹp của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ Trần Vàng Sao.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Bài thơ của một người yêu nước mình Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 68 sách Cánh diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   PUBG Mobile: Cách chơi bản đồ Erangel ma ám và mẹo giành chiến thắng chế độ Halloweek

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *