Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Ba chàng sinh viên Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 7 sách Kết nối tri thức tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Ba chàng sinh viên, hướng dẫn chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.

Soạn bài Ba chàng sinh viên
Soạn bài Ba chàng sinh viên

Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải. Bạn đọc hãy cùng tham khảo ngay sau đây.

Soạn bài Ba chàng sinh viên

Trước khi đọc

Câu 1. Em hiểu gì về công việc của một thám tử?

Hướng dẫn giải:

Công việc của một thám tử: điều tra các vụ án,…

Câu 2. Nêu tên một nhân vật thám tử trong tác phẩm văn học hoặc bộ phim mà em biết. Chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật đó.

Hướng dẫn giải:

– Nhân vật thám tử: Kudo Shinichi (Bộ truyện tranh Thám tử lừng danh Conan)

– Cảm nhận về nhân vật: khâm phục tài năng, yêu mến nhân vật,…

Đọc văn bản

Câu 1. Thầy Xôm nghi ngờ sinh viên nào đã chép trộm đề thi?

Hướng dẫn giải:

Thầy Xôm nghi ngờ: Mai Mắc Lê-rờn

Câu 2. Oát-xơn nghi ngờ ai là thủ phạm chép trộm đề thi?

Hướng dẫn giải:

Oát-xơn nghi ngờ: gã ăn nói lỗ mãng ở tầng trên cùng và gã người Ấn cũng có vẻ ranh ma

Câu 3. Những ai liên quan đến vụ việc chép trộm đề thi?

Hướng dẫn giải:

Những người liên quan:

  • Thầy Xôm
  • Ba sinh viên: Ghi-crít; Đao-lát Rát; Mai Mắc Le-rờn
  • Người hầu Ben-ni-xtơ.
Tham khảo thêm:   Công văn 4007/BGDĐT-GDĐH Bổ sung huyện có học sinh được ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng

Câu 4. Lúc này, Sơ-lốc Hôm đã biết thủ phạm chép trộm đề thi chưa?

Hướng dẫn giải:

Sơ-lốc Hôm đã biết thủ phạm chép trộm đề thi

Câu 5. Những người có liên quan đến vụ việc chép trộm đề thi có đúng như dự đoán của em không?

Hướng dẫn giải:

Đúng như dự đoán

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Tóm tắt chuỗi sự kiện của tác phẩm theo trật tự: vụ việc gây lo lắng, hoảng hốt – hành trình phá án của người điều tra – công bố sự thật.

Hướng dẫn giải:

– Vụ việc gây lo lắng, hoảng hốt: Thầy Hin-tơn Xôm kể lại có kẻ đã vào phòng của thầy chép trộm đề thi trước ngày diễn ra cuộc thi giành học bổng có giá trị cao. Đề thi bị lộ khiến thầy Xôm vô cùng lo lắng, ông không biết nên hoãn thi hay công bố sự việc hay để mặc cho kẻ gian tranh học bổng đáng giá

– Hành trình phá án của người điều tra: Sơ-lốc Hôm tới văn phòng của thầy Xôm để xem xét, nghiên cứu nhằm tìm ra thủ phạm. Cuộc điều tra tuy nhanh nhưng đã xác định được ba nghi phạm là ba sinh viên ở cùng tòa với thầy Xôm. Sơ-lốc Hôm tìm gặp cả ba sinh viên.

– Công bố sự thật: sự việc được công bố trước giờ cuộc thi bắt đầu. Sơ-lốc Hôm đến gặp thầy Xôm và khuyên ông vẫn tổ chức cuộc thi. Sau đó, thám tử đã tạo ra “một tòa án nho nhỏ” để chỉ ra thủ phạm là Ghi-crít và người che giấu tội lỗi cho anh ta là Người hầu Ben-ni-xtơ.

Tham khảo thêm:   Top game trốn thoát khỏi căn phòng đáng trải nghiệm khi rảnh rỗi

Câu 2. Vụ án xảy ra ở đâu? Những dấu vết quan trọng nào đã được Sơ-lốc Hôm phát hiện trong không gian đó?

Hướng dẫn giải:

– Vụ án xảy ra ở văn phòng của thầy Xôm. Phòng làm việc có một cửa sổ gắn lưới sắt và nhìn ra khoảng sân rêu phong của ngôi trường cổ kính. Thầy Xôm ở tầng một, ba sinh viên, mỗi người ở một tầng

– Những dấu vết ở hiện trường: vỏ bút chì, đầu chì gãy, vết rách trên mặt bàn, một mẩu bột đen nhỏ, lấm tấm như mùn cưa, trong phòng ngủ cũng có mẩu nhỏ đen giống hệt mẩu trên bàn ngoài phòng làm việc

Câu 3. Chỉ ra các chi tiết cho thấy áp lực về thời gian của cuộc điều tra. Việc tạo ra áp lực về thời gian điều tra như vậy có tác dụng gì?

Hướng dẫn giải:

– Chi tiết:

  • Ngày mai, cuộc thi lấy kết quả để cấp học bổng sẽ được tổ chức
  • Ông giám học nói: “Mai là thi rồi, tối nay buộc phải đưa ra quyết định dứt khoát…”
  • Sơ-lốc Hôm nói: “Ông cứ để nguyên vậy đi. Sớm mai tôi sẽ ghé bàn làm việc này…”
  • “Ông thầy khốn khổ đang đứng ngồi không yên”

– Tác dụng: tăng thêm kịch tính, căng thẳng và hấp dẫn cho câu chuyện.

Câu 4. Nhằm tạo nên sự hấp dẫn của truyện trinh thám, nhà văn thường đánh lạc hướng suy luận của người đọc để cuối cùng, chân tướng sự việc lộ diện bất ngờ. Đặc điểm này được thể hiện như thế nào trong truyện Ba chàng sinh viên ?

Tham khảo thêm:   Xẻng trong Minecraft: Cách lấy, sử dụng và bùa phép tốt nhất

Hướng dẫn giải:

– Đặc điểm của các sinh viên: Ghi-crít là một sinh viên chăm chỉ, tử tế và là vận động viên giỏi, sống ở tầng 2; Đao lát Rát sống ở tầng ba, học tốt nhưng tiếng Hy Lạp yếu; Mai Mắc Lê-rờn sống ở tầng trên cùng, sáng dạ nhất trường nhưng lười học, ăn chơi và vô kỉ luật.

– Trong ba sinh viên, thầy Hôm nghi ngờ Mai Mắc Lê-rờn vì thái độ bất lịch sự khi không gõ cửa phòng

– Oát-xơn nghi ngờ Mai Mắc Lê-rờn vì ăn nói lỗ mãng và nổi tiếng là vô kỉ luật.

– Tuy nhiên những người có hành động gian dối lại là Ghi-crít và người che giấu tội lỗi cho anh ta là Người hầu Ben-ni-xtơ.

Câu 5. Phân tích cách thức giúp Sơ-lốc Hôm đi đến kết luận về người có hành động gian dối trước khi kì thi diễn ra (loại trừ giả thiết, xem xét hiện trường, tìm kiếm bằng chứng). Qua đó, nhận xét về tài năng phá án của vị thám tử.

Câu 6. Việc nhà văn để cho Oát-xơn – bạn thân của Sơ-lốc Hôm vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất có tác dụng gì?

Câu 7. Em rút ra bài học gì từ câu chuyện được kể trong tác phẩm?

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Ben-ni-xtơ hoặc Ghi-crít trong truyện Ba chàng sinh viên.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ba chàng sinh viên Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 7 sách Kết nối tri thức tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *