Bạn đang xem bài viết ✅ Sổ theo dõi dự toán Mẫu S22-X theo Thông tư 70/2019/TT-BTC ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu S22-X: Sổ theo dõi dự toán là mẫu sổ được lập ra dùng để theo dõi dự toán được giao từ nguồn NSNN. Bao gồm việc tiếp nhận dự toán, tình hình sử dụng dự toán ngân sách qua KBNN, số dư dự toán bị hủy và số dư dự toán còn lại chưa sử dụng được chuyển sang năm sau. Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 70/2019/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành. Mời các bạn tham khảo.

HUYỆN:……………….
UBND XÃ:…………….
Mã QHNS: ……………

Mẫu số: S22-X
(Ban hành theo Thông tư số 70/2019/TT-BTC
ngày 03/10/2019 của Bộ Tài chính)

SỔ THEO DÕI DỰ TOÁN

Năm……

1. Dự toán NSNN giao

Kinh phí: ……………………………………………………………………………………………

Đơn vị: Đồng

Ngày ghi s Chỉ tiêu Tổng số Khoản Khoản
A B 1 2 3 4
Mã MLNS, mã CTMT, DA:…
1. Dự toán năm trước chuyển sang
– Số liệu năm trước chuyển sang
– Điều chỉnh số năm trước chuyển sang
2. Dự toán giao trong năm
– Quyết định số…
– Quyết định số…
3. Dự toán bị hủy
4. Số dư dự toán chuyển năm sau
Mã MLNS; mã CTMT, DA:….

2. Tình hình rút dự toán qua KBNN

Kinh phí: ………………………………………………………………………………………………

Đơn vị: Đng

Chứng từ Nội dung Theo dõi số liệu tm ứng Số thực chi NSNN Số nộp trả NSNN Kinh phí thực nhận Số đề nghị quyết toán
Số Ngày Số tạm ứng Số thanh toán tạm ứng Số dư tạm ứng
A B C 1 2 3 4 5 6=1+4 7=2+4-5
Mã MLNS, mã CTMT, DA:………
Số dư đầu năm
Điều chỉnh số dư đầu năm
Số phát sinh
Cộng phát sinh trong tháng
Lũy kế phát sinh quý
Lũy kế phát sinh năm
Số dư cuối năm
Mã MLNS, mã CTMT, DA:….

– Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 đến trang ….

– Ngày mở sổ:……………………………………………..


NGƯỜI GHI SỔ
(Ký, họ tên)


PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN
(Ký, họ tên)

Ngày…. tháng …… năm ….
CHỦ TỊCH UBND XÃ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn lập Mẫu số S22- X

1. Mục đích:

Sổ này dùng để theo dõi dự toán được giao từ nguồn NSNN bao gồm việc tiếp nhận dự toán, tình hình sử dụng dự toán ngân sách qua KBNN, số dư dự toán bị hủy và số dư dự toán còn lại chưa sử dụng được chuyển sang năm sau.

Sổ được mở chi tiết đến niên độ ngân sách, chi tiết loại kinh phí được giao dự toán, ngoài ra đối với phần rút dự toán còn phải theo dõi chi tiết kinh phí tạm ứng, thực chi.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 8 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 1 môn GDCD lớp 8

Trường hợp nhận và sử dụng dự toán chương trình dự án có mã số theo quy định thì phải mở sổ theo dõi chi tiết cho từng chương trình, dự án để lập báo cáo quyết toán; sổ theo dõi chi tiết cho từng chương trình, dự án ngoài việc mở theo niên độ NSNN còn theo dõi số liệu từ khi khởi công đến khi hoàn thành.

2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Căn cứ vào quyết định giao dự toán, giấy rút dự toán, giấy nộp trả kinh phí và các chứng từ có liên quan khác để ghi sổ. Sổ gồm có 2 phần:

Phần I. Dự toán NSNN giao

– Chỉ tiêu cột:

+ Cột A: Ghi ngày ghi sổ.

+ Cột B: Ghi nội dung các chỉ tiêu.

+ Cột 1: Ghi số tiền tổng số theo quyết định giao dự toán.

+ Cột 2, 3,…: Ghi số tiền giao dự toán theo Khoản.

– Chỉ tiêu dòng:

1. Dự toán năm trước chuyển sang: Phản ánh số dư dự toán kinh phí của xã còn lại tại KBNN sau khi hết thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN năm trước chuyển sang năm nay, là số dư đầu của các TK 0081, 0082 gồm:

– Số liệu năm trước chuyển sang: Phản ánh số dư dự toán năm trước còn lại sau khi khóa sổ tại thời điểm hết thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN năm trước chuyển sang năm nay theo quy định.

– Điều chỉnh số năm trước chuyển sang (nếu có): Phản ánh số liệu điều chỉnh số dư dự toán năm trước chuyển sang năm nay phát sinh sau khi đã khóa sổ kế toán, chuyển sổ sang năm sau.

2. Dự toán giao trong năm: Phản ánh số liệu nhận dự toán kinh phí theo các quyết định giao dự toán phát sinh trong năm (ghi rõ số, ngày của quyết định giao dự toán).

Ghi chép theo từng quyết định giao dự toán; trường hợp trong năm được giao dự toán bổ sung, điều chỉnh thì dự toán bổ sung vào Quý nào ghi vào Quý đó, trường hợp điều chỉnh giảm dự toán theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì các cột số liệu trình bày là số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu này phản ánh phát sinh bên Nợ của TK 0081, 0082 (được theo dõi chi tiết là dự toán giao trong năm).

Hàng quý phải cộng số liệu giao bổ sung, điều chỉnh trong quý làm cơ sở lập bảng đối chiếu với KBNN và cuối năm cộng số liệu lũy kế năm làm cơ sở lập báo cáo quyết toán.

Số dư dự toán còn lại được sử dụng xác định bằng tổng dự toán được sử dụng trong năm (gồm dự toán năm trước chuyển sang và dự toán giao năm nay) trừ đi (-) số đơn vị đã rút dự toán từ KBNN (gồm rút tạm ứng và thực chi) cộng với (+) số đã nộp phục hồi dự toán, nộp giảm tạm ứng trừ đi (-) số nộp trả NSNN.

Tham khảo thêm:   Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 9 Chương 1 Đề kiểm tra 15 phút Chương I Sinh học lớp 9

3. Dự toán bị hủy: Là phần số dư dự toán đơn vị không có nhu cầu sử dụng trả lại NSNN hoặc bị NSNN thu hồi, số này được xác định vào cuối năm khi hết thời gian chỉnh lý quyết toán. Phản ánh số ghi âm bên Nợ TK 0081, 0082 (được theo dõi chi tiết là số hủy dự toán).

4. Số dư dự toán chuyển năm sau: Là phần số dư dự toán đơn vị chưa sử dụng hết được phép chuyển sang năm sau theo quy định, được xác định khi hết thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN năm trước.

Phần II. Tình hình rút dự toán qua KBNN

Sổ được mở chi tiết theo loại kinh phí được giao dự toán (kinh phí thường xuyên/tự chủ, kinh phí không thường xuyên/không tự chủ), kinh phí đầu tư XDCB, chi tiết theo mục lục NSNN, mã CTMT, DA (nếu có) để phục vụ tổng hợp số liệu đối chiếu với KBNN và lập báo cáo quyết toán chi tiết theo Mục lục NSNN và chi tiết theo chương trình, dự án.

– Chỉ tiêu cột:

+ Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ rút dự toán, thanh toán tạm ứng, chứng từ nộp trả kinh phí và các chứng từ có liên quan khác.

+ Cột C: Ghi nội dung phát sinh chi tiết theo chứng từ.

+ Cột 1: Số tạm ứng: Phản ánh tổng số tiền mà đơn vị đã rút tạm ứng từ KBNN (chưa có đủ hồ sơ thanh toán theo quy định); đồng thời phản ánh số nộp giảm số tiền đã tạm ứng và số phục hồi dự toán do khoản đã tạm ứng bị trả lại (trình bày là số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)). Căn cứ giấy rút dự toán tạm ứng, chứng từ nộp giảm tạm ứng NSNN,…

Số liệu này phản ánh phát sinh chi tiết bên Có TK 00811, 00821 (không tính số thanh toán tạm ứng được theo dõi ở cột 2).

+ Cột 2: Số thanh toán tạm ứng: Phản ánh số tiền đơn vị đã thanh toán tạm ứng trong năm cho khoản chi đã có đủ hồ sơ thanh toán theo quy định, căn cứ giấy thanh toán tạm ứng đã có xác nhận KBNN.

Số liệu này phản ánh phát sinh chi tiết bên Có TK 00811, 00821 (được theo dõi chi tiết là số thanh toán tạm ứng).

Tham khảo thêm:   Quyết định số 89/2009/QĐ-UBND Về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Thành phố Hà Nội

+ Cột 3: Số dư tạm ứng: Phản ánh số đơn vị đã rút tạm ứng nhưng chưa thanh toán với NSNN. Số liệu được tính toán trên cơ sở số dư tạm ứng kỳ trước cộng (+) với số tạm ứng kỳ này trừ (-) đi số đã thanh toán tạm ứng.

+ Cột 4: Số thực chi NSNN: Phản ánh tổng số tiền mà đơn vị đã rút thực chi từ KBNN đối với khoản chi đã có đủ hồ sơ thanh toán theo quy định, đồng thời phản ánh số phục hồi dự toán từ khoản thực chi bị trả lại (trình bày là số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)). Căn cứ giấy rút dự toán thực chi, chứng từ thanh toán từ khoản thực chi bị trả lại,…

Số liệu này phản ánh số phát sinh chi tiết bên Có các TK thực chi 00812, 00822 (không tính số thanh toán tạm ứng đã theo dõi ở cột 2 và số nộp trả NSNN theo dõi ở cột 5).

+ Cột 5: Số nộp trả NSNN: Ghi số nộp trả lại NSNN từ khoản đơn vị đã rút thực chi, căn cứ chứng từ nộp trả NSNN có xác nhận KBNN.

Số liệu này phản ánh số phát sinh chi tiết bên Có các TK thực chi 00812, 00822 (được theo dõi chi tiết là số nộp trả lại NSNN).

+ Cột 6: Kinh phí thực nhận: Phản ánh số tiền đơn vị đã thực nhận từ rút dự toán NSNN bao gồm số đã tạm ứng và số thực chi với NSNN (cột 6 = cột 1 + cột 4).

+ Cột 7: Số đề nghị quyết toán: Phản ánh số đơn vị rút dự toán sử dụng trong năm đã có đủ hồ sơ thanh toán với KBNN, bao gồm số rút thực chi và số thanh toán tạm ứng trong năm.

Số liệu được tính toán trên cơ sở số liệu các cột đã ghi (cột 1- cột 2 + cột 4 – cột 5).

– Chỉ tiêu dòng:

+ Số dư đầu năm: Phản ánh số dư tạm ứng, ứng trước từ năm trước chuyển sang, ghi số liệu vào các cột tương ứng.

+ Điều chỉnh số dư đầu năm: Ghi số điều chỉnh số dư đầu năm nếu có phát sinh điều chỉnh sau khi đã chuyển số dư.

+ Số phát sinh: Trình bày chi tiết theo chứng từ phát sinh vào các cột tương ứng.

+ Cuối tháng, quý, năm cộng số đã rút trong tháng, quý và lũy kế từ đầu năm, và số dư cuối năm làm cơ sở đối chiếu số liệu với KBNN và lập báo cáo quyết toán năm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sổ theo dõi dự toán Mẫu S22-X theo Thông tư 70/2019/TT-BTC của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *